Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV. Hàm số y=ax^2 (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Câu 20
Giả sử \({x_1},\,\,{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c = 0\,\,\). Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả sai:
(A) \({x_1} + {x_2} = \dfrac{b}{{ - a}};\,\,{x_1}.{x_2} = \dfrac{{ - c}}{{ - a}}\)
(B) \({x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{{ - a}};\,\,{x_1}.{x_2} = \dfrac{c}{a}\)
(C) \({x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a};\,\,{x_1}.{x_2} = - \dfrac{c}{{ - a}}\)
(D) \({x_1} + {x_2} = \dfrac{b}{{ - a}};\,\,{x_1}.{x_2} = - \dfrac{{ - c}}{a}\)
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về
Hệ thức Vi-et
Lời giải chi tiết:
Cho phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c = 0\,(a \ne 0).\)
Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình thì \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)
Nên A, C, D đúng. B sai vì \({x_1} + {x_2} = - \dfrac{b}{a} \ne \dfrac{{ - b}}{{ - a}}\)
Chọn B.
Câu 21
Cho phương trình \( - 5{x^2} - 4x + 10 = 0\,\,\). Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng:
(A) \({x_1} + {x_2} = \dfrac{4}{5};\,\,{x_1}.{x_2} = - 2\)
(B) \({x_1} + {x_2} = - \dfrac{4}{5};\,\,{x_1}.{x_2} = 2\)
(C) \({x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - 5}}{4};\,\,{x_1}.{x_2} = - 2\)
(D) \({x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - 4}}{5};\,\,{x_1}.{x_2} = - 2\)
Phương pháp giải:
Sử dụng hệ thức Vi-et
Cho phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c = 0\,(a \ne 0).\)
Nếu \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình thì \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \dfrac{{ - b}}{a}\\{x_1} \cdot {x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right..\)
Lời giải chi tiết:
Phương trình \( - 5{x^2} - 4x + 10 = 0\) có \(a = - 5;b = - 4;c = 10\) nên \(a.c = - 5.10 < 0\) nên có hai nghiệm phân biệt \({x_1};{x_2}.\)
Theo hệ thức Vi-et ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - \dfrac{{ - 4}}{{ - 5}}\\{x_1}.{x_2} = \dfrac{{10}}{{ - 5}}\end{array} \right. \)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - \dfrac{4}{5}\\{x_1}.{x_2} = - 2\end{array} \right.\)
Chọn D.
Câu 22
Nếu \({x_1},\,\,{x_2}\) là hai số đã cho thì chúng là hai nghiệm của phương trình nào sau đây:
(A) \({x^2} + \left( {{x_1} + {x_2}} \right)x + {x_1}.{x_2} = 0\)
(B) \({x^2} - \left( {{x_1} + {x_2}} \right)x + {x_1}.{x_2} = 0\)
(C) \({x^2} + \left( {{x_1} + {x_2}} \right)x - {x_1}.{x_2} = 0\)
(D) \({x^2} - \left( {{x_1}.{x_2}} \right)x + \left( {{x_1} + {x_2}} \right) = 0\)
Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng.
Phương pháp giải:
Nếu hai số có tổng bằng \(S\) và tích bằng \(P\) thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình \({X^2} - SX + P = 0\) (ĐK: \({S^2} \ge 4P\))
Lời giải chi tiết:
Ta gọi \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = S\\{x_1}.{x_2} = P\end{array} \right.\,\left( {{S^2} \ge 4P} \right)\)
thì \({x_1};{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \({x^2} - Sx + P = 0\) hay \({x^2} - \left( {{x_1} + {x_2}} \right)x + {x_1}{x_2} = 0\)
Chọn B.
Câu 23
Đối với phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c = 0\,\,\). Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng.
(A) Nếu –a – b – c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = 1 còn nghiệm kia là \({x_2} = - \dfrac{{ - c}}{a}\)
(B) Nếu –a – b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = -1 còn nghiệm kia là \({x_2} = - \dfrac{c}{{ - a}}\)
(C) Nếu a + b - c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = -1 còn nghiệm kia là \({x_2} = - \dfrac{c}{a}\)
(D) Nếu b + c – a = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = -1 còn nghiệm kia là \({x_2} = - \dfrac{a}{c}\)
Phương pháp giải:
+) Xét phương trình bậc hai: \(a{x^2} + bx + c = 0\,(a \ne 0).\)
Nếu phương trình có \(a + b + c = 0\) thì phương trình có một nghiệm là \({x_1} = 1,\) nghiệm kia là \({x_2} = \dfrac{c}{a}.\)
Nếu phương trình có \(a - b + c = 0\) thì phương trình có một nghiệm là \({x_1} = - 1,\) nghiệm kia là \({x_2} = - \dfrac{c}{a}.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có : nếu phương trình có \(a + b + c = 0\) thì phương trình có một nghiệm là \({x_1} = 1,\) nghiệm kia là \({x_2} = \dfrac{c}{a}\) .
Có thể thấy điều kiện \(a + b + c = 0 \Leftrightarrow - \left( {a + b + c} \right) = 0\)\( \Leftrightarrow - a - b - c = 0\) và \({x_2} = \dfrac{c}{a} = - \dfrac{{ - c}}{a}\)
Nên ta có thể viết lại nếu phương trình có \( - a - b - c = 0\) thì phương trình có một nghiệm là \({x_1} = 1,\) nghiệm kia là \({x_2} = - \dfrac{{ - c}}{a}\) nên A đúng.
Chọn A.
Bài 10. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Định
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Vật lí lớp 9
CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Sinh 9