Mục 1
Mục 1
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
- Sau thất bại của Công xã Pari, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vì:
+ Cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
+ Mác và Ăng - ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân.
+ Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân.
+ Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao
- Các phong trào tiêu biểu:
Thời gian | Địa điểm | Nội dung |
1899 | Anh | Nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương. |
1893 | Pháp | Công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1893. |
01/05/1886 | Mỹ | 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình đòi ngày làm 8 giờ. |
* Nhận xét về phong trào công nhân so với trước Công xã Pari: phát triển rộng, hoạt động trên phạm vi lớn hơn ở nhiều nước.
Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc năm 1862
Mục 2
Mục 2
2. Quốc tế thứ hai 1889 - 1914.
a) Hoàn cảnh
- Sự ra đời của những tổ chức công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời (như 1875: Đảng xã hội dân chủ Đức; 1879 Đảng Công nhân Pháp; 1883 nhóm Giải phóng lao động Nga).
- Đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay cho Quốc tế thứ nhất.
=> Ngày 14-7-1889 kỷ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pari tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
b) Hoạt động từ 1889 - 1914
- 1889 - 1895: dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng cho phong trào của công nhân quốc tế.
- 1895 - 1914: Quốc tế bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn, các đảng của Quốc tế thứ hai, ủng hộ chính phủ tư sản gây chiến tranh.
- Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai phân hóa và tan rã.
ND chính
ND chính
Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX: những phong trào tiêu biểu và Quốc tế thứ hai: hoàn cảnh, hoạt động. |
Sơ đồ tư duy về phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX