Dạng 1
Dạng 1
Câu hỏi lý thuyết về oxi
* Một số lưu ý cần nhớ
Tính chất của oxi :
1. Tính chất vật lí : Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC, oxi ở thể lỏng có màu xanh nhạt.
2. Tính chất hóa học : oxi là một đơn chất phi kim hoạt động mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Trong điều kiện bình thường, khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học ở mức độ:
A. yếu
B. rất yếu
C. bình thường
D. mạnh
Hướng dẫn giải chi tiết:
Trong điều kiện bình thường, khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học ở mức độ: mạnh
Đáp án D
Ví dụ 2: Khi đưa que đóm tàn đỏ vào miệng ống nghiệm chứa khí ôxi có hiện tượng gì xảy ra ?
A. Tàn đóm tắt ngay
B. Không có hiện tượng gì
C. Tàn đóm tắt dần
D. Tàn đóm bùng cháy
Hướng dẫn giải chi tiết:
Khi đưa que đóm tàn đỏ vào miệng ống nghiệm chứa khí ôxi thì tàn đóm bùng cháy.
Đáp án D
Ví dụ 3: Oxi phản ứng với nhóm chất nào dưới đây ?
A. C, Cl2, Na.
B. C, C2H2, Cu.
C. Na, C4H10, Au.
D. Au, N2, Mg.
Hướng dẫn giải chi tiết:
A. Loại Cl2 không pư.
B. Thỏa mãn
PTHH minh họa: C + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2
C2H2 + 5/2O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CO2 + H2O
2Cu + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CuO
B, D. Loại Au không pư.
Đáp án B
Dạng 2
Dạng 2
Oxi tác dụng với phi kim và hợp chất
* Một số lưu ý cần nhớ
Oxi là chất có tính OXH mạnh, nên có thể tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ Cl2, Br2, F2,..)
VD:
O2 + S \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) SO2
O2 + P \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) P2O5
CH4 + 2 O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2 + 2H2O
…
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 32 gam khí metan (CH4) cần V lít khí oxi (đktc), thu được khí CO2 và H2O. Giá trị của V là
Hướng dẫn giải chi tiết:
Số mol khí CH4 là: \({{n}_{C{{H}_{4}}}}=\frac{32}{12+4}=2\,mol\)
PTHH: CH4 + 2O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CO2 + 2H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 2mol
Phản ứng: 2mol → 4mol
=> thể tích khí oxi cần dùng là: \({{V}_{{{O}_{2}}}}=22,4.n=22,4.4=89,6\) lít
Ví dụ 2: Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh?
Hướng dẫn giải chi tiết:
PTHH: S + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) SO2
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol
Phản ứng: 2mol → 2mol
=> Khối lượng oxi cần dùng là: \({{m}_{{{O}_{2}}}}=n.M=2.32=64\,gam\)
Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn m1 gam khí etilen (C2H4) cần 7,392 lít khí oxi (đktc), thu được m2 gam khí CO2 và m3 gam H2O. Tính m1 + m2 + m3
Hướng dẫn giải chi tiết:
Số mol khí O2 là: \({{n}_{{{O}_{2}}}}=\frac{7,392}{22,4}=0,33\,mol\)
Ta có PTHH: C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
Theo phương trình cứ 3 mol O2 thì đốt cháy hết 1 mol C2H4
Theo đầu bài: 0,33 mol O2…...\(\frac{{0,33}}{3}\)= 0,11mol C2H4
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m C2H4 + mO2 = mCO2 + mH2O
=> mCO2 + mH2O = 0,11.28 + 0,33.32=13,64
=> m1 + m2 + m3 = m C2H4 + mCO2 + mH2O =
13,64 + 3,08= 16,72 gam
Dạng 3
Dạng 3
Oxi tác dụng với kim loại
* Một số lưu ý cần nhớ
Oxi tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt) sinh ra oxi kim loại
VD:
3O2 + 4Al .\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2Al2O3
2O2 + 3Fe \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Fe3O4
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Đốt cháy m1 gam kẽm bằng khí oxi vừa đủ, thu được 12,15 gam ZnO. Hòa tan toàn bộ lượng ZnO ở trên vào dung dịch chứa m2 gam HCl vừa đủ thu được sản phẩm là ZnCl2 và nước. Tính m1 + m2
Hướng dẫn giải chi tiết:
Số mol ZnO thu được là: \({{n}_{ZnO}}=\frac{12,15}{81}=0,15\,mol\)
PTHH: 2Zn + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2ZnO
Tỉ lệ PT: 2mol 1mol 2mol
Phản ứng: 0,15mol ← 0,15mol
=> Khối lượng Zn phản ứng là: m1 = mZn = 0,15.65 = 9,75 gam
Lấy 0,15 mol ZnO cho vào dung dịch HCl
PTHH: ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 2mol
P/ứng: 0,15mol → 0,3mol
=> Khối lượng HCl phản ứng là: mHCl = m2 = 0,3.36,5 = 10,95 gam
=> m1 + m2 = 9,75 + 10,95 = 20,7 gam
Ví dụ 2: Đốt cháy m1 gam nhôm bằng 6,72 lít khí oxi (đktc) vừa đủ, thu được m2 gam Al2O3. Hòa tan toàn bộ lượng Al2O3 ở trên vào dung dịch chứa m3 gam H2SO4 vừa đủ thu được sản phẩm là Al2(SO4)3 và H2O. Tính m1 + m2 + m3
Hướng dẫn giải chi tiết:
Số mol khí oxi là: \({{n}_{{{O}_{2}}}}=\frac{6,72}{22,4}=0,3\,mol\)
PTHH: 4Al + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2Al2O3
Tỉ lệ PT: 4mol 3mol 2mol
Phản ứng: 0,4mol ← 0,3mol → 0,2mol
=> Khối lượng Al2O3 thu được là:
m2 = \({{m}_{A{{l}_{2}}{{O}_{3}}}}=0,2.102=20,4\,gam\)
Khối lượng Al phản ứng là: m1 = mAl = 0,4.27 = 10,8 gam
Lấy 0,2 mol Al2O3 tác dụng với H2SO4
PTHH: Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 3mol
Phản ứng: 0,2mol → 0,6mol
=> Khối lượng H2SO4 phản ứng là: \({{m}_{3}}={{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,6.98=58,8\,gam\)
=> m1 + m2 + m3 = 10,8 + 20,4 + 58,8 = 90 gam
Revision (Units 3 - 4)
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 8
Chủ đề 2. Trái đất đẹp tươi
Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917)