Phần I
Câu 1 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích (trang 92, 93 SGK Ngữ văn 8 tập 2) là quan hệ gì? Ai ở vai trên, ai ở vai dưới?
Trả lời:
Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ trên - dưới.
- Người cô ở vai trên
- Hồng là vai dưới
Câu 2 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Cách cư xử của người cô có gì đáng chê trách?
Trả lời:
Cách xử sự của người cô đáng chê trách chỗ: gieo rắc vào đầu óc non nớt của Hồng những điều xấu xa bịa đặt để Hồng ghét bỏ mẹ.
Câu 3 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình đế giữ thái độ lễ phép. Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy:
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình đế giữ thái độ lễ phép:
- Nhận ra tâm địa độc ác của cô, Hồng “cúi đầu không đáp”, “cười đáp lại cô”, “lặng cúi đầu xuống đất”, “cười dài trong tiếng khóc”
Hồng phải làm như vậy vì người tham gia hội thoại với Hồng là người cô. Vai xã hội là quan hệ trên - dưới trong gia đình, Hồng là phận cháu nên lời lẽ vẫn giữ được sự kính trọng - với bà cô của mình.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1
Câu 1 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền.
Trả lời:
- Những chi tiết thể hiện thái độ nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn: chú ý đoạn tác giả chỉ ra lỗi lầm của tướng sĩ, chê trách tướng sĩ.
- Những chi tiết thể hiện thái độ khoan dung của Trần Quốc Tuấn: chú ý tìm trong đoạn Trần Quốc Tuấn phân tích khuyên bảo tướng sĩ.
Câu 2
Câu 2 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.
Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.
(Nam Cao, Lão Hạc)
a) Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.
b) Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?
c) Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?
Trả lời:
a) Vai xã hội xét về địa vị thì ông giáo có địa vị xã hội cao hơn lão Hạc – một nông dân nghèo. Nhưng vai xã hội xét về tuổi tác thì lão Hạc lại là vai trên của ông giáo.
b) Ông giáo nói với lão Hạc bằng những lời an ủi rất thân tình (nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, ăn khoai, hút thuốc). Ông giáo xưng hô với lão Hạc là cụ, gọi gộp mình với lão là ông con mình (thể hiện sự kính trọng người già). Ông giáo còn xưng hô với lão Hạc là tôi (không coi mình là người có địa vị xã hội cao hơn).
c) Lạo Hạc gọi người xưng hô với mình là ông giáo, dùng từ dạy thay từ nói (thể hiện sự kính trọng người có vai xã hội cao hơn). Trong cách nói của mình, lão Hạc cũng dùng các từ như: chúng mình, nói đùa thế,… những từ này thể hiện sự giản dị và thân tình trong mối quan hệ giữa lão Hạc và ông giáo.
Đoạn trích này cũng đồng thời cho thấy tâm trạng buồn và sự giữ ý của lão lúc này. Các chi tiết chứng tỏ điều đó như: lão chỉ cười đưa đà, cười gượng; lão thoái thác việc ăn khoai, không tiếp tục ở lại uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo. Những chi tiết này rất phù hợp với tâm trạng day dứt của lão Hạc sau khi lão bán chó.
Câu 3
Câu 3 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua những cử chỉ, thái độ kèm theo lời.
Trả lời:
Ví dụ:
- Ngày mai cậu đi chơi Đầm Sen với lớp không? - Minh hỏi
- Tất nhiên là có rồi! - Nam hớn hở trả lời.
- Thế còn cậu? - Nam hỏi lại Minh
- Rất tiếc là tớ không đi được. - Minh buồn rầu đáp.
Nam nhìn sang bạn, có một cái gì đó thẳm sâu buồn trong mắt Minh. Lòng Nam chợt se lại.
+ Hai người cùng vai với nhau (bạn bè) thể hiện qua cách xưng hô cậu - tớ.
+ Thái độ đối xử: thân mật gần gũi.
+ Tâm trạng của Minh: không được vui lắm qua giọng trả lời buồn buồn và không mấy hào hứng.
+ Thái độ của Nam đối với Minh: thương cảm, chia sẻ “lòng Nam chợt se lại”.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 8
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Bài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8