Hê-ra-clet đi tìm táo vàng (trích thần thoại Hy Lạp)
Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)
Thực hành đọc hiểu: Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt Nam)
Thực hành đọc hiểu: Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)
Thực hành tiếng Việt trang 32
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội
Tự đánh giá: Nữ Oa (Thần thoại Trung Quốc)
Xúy Vân giả dại (trích chèo Kim Nham)
Mắc mưu Thị Hến (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
Thực hành đọc hiểu: Thị Mầu lên chùa (trích chèo Quan Âm Thị Kính)
Thực hành tiếng Việt trang 80
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
Tự đánh giá: Xử kiện (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam
Lễ hội Đền Hùng
Thực hành đọc hiểu: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
Thực hành tiếng Việt trang 104
Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
Viết bài luận về bản thân
Nói và nghe: Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa
Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 120, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Từ các bài đã học trong sách Ngữ Văn 10, tập một, hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản. Tham khảo và hoàn thành bảng sau:
Phương pháp giải:
- Xem lại tất cả các bài đã học
- Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản
- Tìm hiểu lại về đặc trưng thể loại để phân loại được các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản.
Lời giải chi tiết:
Loại văn bản đọc | Thể loại hoặc kiểu văn bản | Tên văn bản |
Văn bản văn học
| Thần thoại và sử thi | Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) |
Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn) | ||
Ra - ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki) | ||
Thơ tự do | Đất nước (Nguyễn Đình Thi) | |
Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa) | ||
Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên) | ||
Kịch bản chèo và tuồng | Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) | |
Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Ngêu, Sò, Ốc, Hến) | ||
Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính) | ||
Văn bản nghị luận | Nghị luận xã hội | Bài văn về một vấn đề nghị luận xã hội Nữ Oa (Trích thần thoại Trung Quốc) |
Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau Xử kiện (Trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến) | ||
Nghị luận văn học | Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ) | |
Văn bản thông tin | Bản tin | Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 (Theo Thế Phương) |
Văn bản thông tin tổng hợp | Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh) | |
Lễ hội Ok Om Bok (Theo Thạch Nhi) | ||
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) |
Câu 2 (trang 120, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ Văn 10, tập một và chỉ ra đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó.
Phương pháp giải:
- Đọc các văn bản đọc hiểu về mỗi thể loại truyện
- Ôn lai kiến thức về thể loại
- Áp dụng vào các văn bản → Đặc điểm tiêu biểu của mỗi thể loại truyện
Lời giải chi tiết:
- Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)
- Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki)
- Đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại:
Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên ba cõi này không chia tách thành ba thế giới chuyên biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau.
Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.
Cốt truyện của thần thoại và sử thi là một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.
Nhân vật trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.
Trong thần thoại và sử thi lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.
Câu 3 (trang 120, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ Văn 10, tập một. Phân tích ý nghĩa và tính thời sự của các nội dung thông điệp đặt ra trong các bài thơ được học. Xác định các điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.
Phương pháp giải:
- Đọc các văn bản đọc hiểu về các văn bản thơ
- Ôn lai kiến thức về hình thức của thơ nói chung và các văn bản thơ đã học nói riêng.
- Áp dụng vào các văn bản → Ý nghĩa và tính thời sự của các nội dung thông điệp đặt ra trong các bài thơ được học.
Lời giải chi tiết:
* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:
- Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ
- Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau
* Ý nghĩa và tính thờ sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ
- Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.
- Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.
- Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.
* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:
- Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu
- Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng
- Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.
Câu 4 (trang 120, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Bài 3 yêu cầu đọc văn bản tuồng, chèo có gì giống và khác so với các bài đọc hiểu truyện và thơ trong sách Ngữ Văn 10, tập một?
Phương pháp giải:
- Đọc các yêu cầu của văn bản tuồng, chèo; truyện; thơ theo 2 cách
- So sánh để tìm ra điểm giống và khác nhau
Lời giải chi tiết:
- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật
- Khác nhau:
+ Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng
+ Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau
+ Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước
Câu 5 (trang 120, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Phân tích nội dung, hình thức và ý nghĩa của các văn bản thông tin trong bài 4, sách Ngữ Văn 10, tập một
Phương pháp giải:
- Ôn lại kiến thức về văn bản thông tin
- Ghi chép lại những kiến thức chưa nhớ kĩ về nội dung, hình thức và ý nghĩa của văn bản thông tin
- Áp dụng vào văn bản trong bài, rút ra kết luận về nội dung, hình thức và ý nghĩa.
Lời giải chi tiết:
* Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)
- Nội dung: Được chia ra làm 2 phần
+ Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội: Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử; các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: sự kết hợp giữ yếu tố văn hóa dân gian và văn hóa cung đình
+ Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lich của người Hà Nội; trích những câu thơ thành ngữ, tục ngữ để bổ sung làm rõ nội dung
- Hình thức:
+ Phần 1: Dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)
+ Phần 2: Các dòng chữ in nghiêng (giúp người đọc dễ xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin); dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải)
- Ý nghĩa: Mang đến lượng lớn thông tin về văn hóa Hà Nội: Về sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội
* Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 (Theo Thế Phương)
- Nội dung: Giới thiệu và tuyên truyền đến người tham dự những lưu ý về mặt văn hóa khi tham gia lễ hội Đền Hùng: thời gian diễn ra lễ hội Đền Hùng, Các hoạt động chính trong lễ hội, văn hoá lễ hội qua “lễ hội 5 không”, hướng dẫn di chuyển đến lễ hội
- Hình thức: Có tranh ảnh minh họa và bản đồ hướng dẫn di chuyển
- Ý nghĩa: Văn bản cho thấy quan điểm, thái độ sống tích cực, tiến bộ, có văn hóa của người viết nhằm giới thiệu và tuyên truyền đến mọi người những lưu ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng
* Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh)
- Nội dung: Giới thiệu về lễ hội dân gian của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (lễ hội Ka-tê): thời gian diễn ra, phần lễ và phần hội, ý nghĩa của lễ hội.
- Hình thức: Dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ); có chú thích tranh ảnh, dòng chữ in đậm nhằm nhấn mạnh.
- Ý nghĩa: Mang đến lựơng lớn thông tin về lễ hội Ka - tê của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận với những hoạt động diễn ra trong lễ hội đặc sắc và phong phú làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội “phần nghi lễ” và “phần hội”
* Lễ hội Ok Om Bok (Theo Thạch Nhi)
- Nội dung: viết về lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ (lễ hội Ok Om Bok) và giới thiệu về hoạt động đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước
- Hình thức: dòng chữ in đậm nhằm khái quát nội dung văn bản, các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)
- Ý nghĩa: Muốn giới thiệu về lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ (lễ hội Ok Om Bok) đến gần với bạn đọc, cho thấy nét văn hóa riêng đặc sắc và phong phú, đồng thời thể hiện quan điểm bảo tồn những sản vật, những giá trị truyền thống của dân tộc.
Viết
Câu 6 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ Văn 10, tập một; chỉ ra các yêu cầu giống nhau và khác nhau khi viết về các kiểu văn bản đó
Phương pháp giải:
- Xem lại các kiểu văn bản rèn luyện trong văn bản viết
- Đọc kĩ các yều cầu của đề bài
- Chỉ ra điềm giống và khác nhau về thể loại
Lời giải chi tiết:
* Văn bản nghị luận:
- Nghị luận xã hội
+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội
+ Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- Nghị luận văn học
+ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
* Văn bản thông tin:
- Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
- Viết bài luận về bản thân
* Yêu cầu giống và khác nhau khi viết các văn bản
+ Giống nhau:
- Xác định đối tượng và mục đích của bài viết
- Dẫn chứng, lí lẽ cụ thể, sáng tỏ
- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn
- Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và bản thân em
+ Khác nhau:
- Văn bản nghị luận: Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm thơ; Liên hệ với các tác giả, tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, so sánh để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm thơ; Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả, về giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc và với chính bản thân em.
- Văn bản thông tin:
Nhờ những người có kinh nghiệm góp ý để hoàn thành bài viết
Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể.
Câu 7 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm (Bài 3) với viết bài luận về bản thân (Bài 4). Hoàn thành bảng sau vào vở.
Phương pháp giải:
- Đọc lại bài 3, bài 4.
- Ôn lại kiến thức cũ về văn nghị luận.
- Áp dụng vào văn bản, rút ra mục đích, yêu cầu, nội dung chính.
Lời giải chi tiết:
| Bài luận thuyết phục người khác | Bài luận về bản thân |
Mục đích | Đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và cách để thay đổi thói quen xấu nhằm thuyết phục thay đổi họ theo chiều hướng đúng đắn | Thuyết phục người khác tin vào phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vu, công việc hoặc hoạt động nào đó của chính mình |
Yêu cầu | - Tìm hiểu đề (Đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào) - Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ - Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những hình ảnh tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó - Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em | - Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết của bài luận - Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (họ là ai, học có yêu cầu gì, họ cần gì ở mình ?) - Suy nghĩ về chính mình: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điểm hạn chế, mức độ hoàn thành công việc - Xác định những luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng sáng tỏ cho mỗi luận điểm trong bài viết - Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn - Nhờ những người có kinh nghiệm đọc, góp ý để hoàn thiện bài viết |
Nội dung chính | Thuyết phục người có thói quen chưa tốt, quan niêm chưa đúngtừ bỏ những thói quen và quan niệm ấy | Nhằm giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức cá nhân, hoạt động cần thực hiện |
Câu 8 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Bài 1) và viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ (Bài 2)
Phương pháp giải:
- Đọc bài văn nghị luận ở bài , bài nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ ở bài 2.
- Ôn lại kiến thức và áp dụng vào so sánh văn bản. Tìm ra điểm giống và khác nhau.
Lời giải chi tiết:
* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân
- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm
* Khác nhau:
- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ
+ Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ
+ Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc
- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.
Nói và nghe
Câu 9 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
Phương pháp giải:
- Ôn tập kiến thức về kĩ năng nói và nghe
Lời giải chi tiết:
- Nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một là kĩ năng thuyết minh về văn bản nghị luận và văn bản thông tin (thuyết minh về vấn đề xã hội; giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ; thảo luận vấn đề có những ý kiến khác nhau;thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa)
- Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết: nội dung ở phần viết là tiền đề, cơ sở để vận dụng vào nội dung kĩ năng nói và nghe, nếu thiếu đi một trong hai thì không đạt được hiệu quả cao:
VD:
* Bài 1. Thần thoại và sử thi
- Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Phần Nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hội
→ Hai phần có mối quan hệ chặt chẽ, phần viết sẽ giúp hiểu và biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, từ đó sẽ giúp thuyết minh về nó một cách trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng
* Ở bài 2: Thơ tự do
- Phần đọc hiểu văn bản: Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)
- Phần viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- Phần Nói và nghe: Giới thiệu đánh giá một tác phẩm thơ
→ Vận dụng kiến thức về nội dung kĩ năng viết, nói và nghe, áp dụng vào văn bản phần đọc hiểu, từ đó đi vào phân tích, đánh giá tác phẩm một cách chi tiết.
Tiếng Việt
Câu 10 (trang 121, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài:
a) Nêu nội dung chính của phần Tiếng Việt được học trong sách Ngữ Văn 10, tập một theo bảng
b) Nêu ra một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã đọc ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật
c) Trong các lỗi dùng từ tiếng Việt được đề cập ở sách Ngữ Văn 10, tập 1, em thường hay mắc lỗi nào
Phương pháp giải:
- Đọc phần Tiếng Việt
- Ôn lại kiến thức cũ về biện pháp tu từ, lỗi dùng từ Tiếng Việt vận dụng vào văn bản → nội dung chính
- Đọc các bài thơ ở Bài 2
- Ôn tập lại kiến thức về các biện pháp tu từ
- Tự đánh giá và ra lỗi sai của bản thân bằng cách đọc lại bài văn tự viết, nhớ lại lỗi sai của mình trong giao tiếp.
Lời giải chi tiết:
a)
Bài | Tên nội dung chính phần tiếng Việt |
1 | Nghị luận xã hội (Viêt bài văn nghị luận về một vấn đề nghị luận xã hội, thuyết tình về một vấn đề xã hội) |
2 | Nghị luận văn học (Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ; Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ) |
3 | Nghị luận xã hội (Bài luận thuyết phục người hác từ bỏ một thói quen hay một quan niêm; thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau) |
4 | Văn bản thông tin (Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng; viết bài luận về bản thân; thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa) |
b)
Đất nước: Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, đối lập
Lính đảo hát tình ca trên đảo: Biện pháp tu từ so sánh, đối lập
Mùa hoa mận: Nhân hóa, liệt kê
→Biện pháp tu từ điệp ngữ, đứng ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh, làm cho câu thơ trở nên sinh động
Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giusp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
c)
- Em thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Chương VI. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Bài mở đầu
Buổi học cuối cùng
Chủ đề 10: Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp
Unit 2: Humans and the environment
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10