Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Việt Nam quê hương ta
Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…"
Thực hành Tiếng Việt bài 3 trang 67
Hoa bìm bịp
Viết: Làm thơ lục bát
Viết: Ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát
Ôn tập bài 3 trang 79
Câu 1
Câu 1 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Dựa vào bảng sau hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản (làm vào vở)
Văn bản | Nội dung |
Bài học đường đời đầu tiên | Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều đô |
Giọt sương đêm |
|
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ |
|
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung chính của 3 văn bản và điền vào bảng.
Lời giải chi tiết:
Văn bản | Nội dung |
Bài học đường đời đầu tiên | Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ và Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt – người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên |
Giọt sương đêm | Văn bản kể về Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu để tìm một chỗ trọ. Bọ Dừa đã quyết định ngủ tạm ngoài vòm trúc và trong đêm ấy ông đã cảm nhận được nhưng âm thanh, hình ảnh quen thuộc và đặc biệt là giọt sương đêm rơi khiến ng tỉnh giấc, sực nhớ quê nhà. Sáng hôm sau ông đã quyết định trở về quê |
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ | Truyện kể về nhân vật tôi đã được người cha hướng dẫn những cách cảm nhận về cuộc sống, nhắm măt sờ từng bông hoa rồi tập đoán, ngửi mùi hương và đoán tên hoa, những món quà… Qua đó thấy được tình yêu thương người cha dành cho đứa con |
Câu 2
Câu 2 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản trên có gì giống và khác nhau.
Phương pháp giải:
Nhớ lại các nhân vật chính trong 3 văn bản trên, liệt kê những điểm giống và khác nhau của 3 nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản trên:
- Giống nhau: các nhân vật đều có những trải nghiệm từ cuộc sống và qua các trải nghiệm đó, mỗi nhân vật đều rút ra được cho bản thân những bài học quý giá.
- Khác nhau:
+ Bài học đường đời đầu tiên: nhân vật đã trải qua vấp ngã, sai lầm khiến bản thân phải ân hận. Từ đó rút ra được bài học cho chính mình.
+ Giọt sương đêm: nhân vật đã trải qua một đêm thức trắng và sực tỉnh, nhận ra điều mình lãng quên từ lâu.
+ Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: nhân vật đã có những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống thông qua những trải nghiệm từ thiên nhiên, con người xung quanh mình.
Câu 3
Câu 3 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trong ba văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại truyện đồng thoại? Dựa vào đâu, em cho là như vậy?
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về truyện đồng thoại.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Giọt sương đêm thuộc thể loại truyện đồng thoại. Vì hai văn bản đều có những đặc điểm đặc trưng của truyện đồng thoại:
+ Nhân vật là các loài vật được nhân hoá.
+ Nhân vật mang những đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.
Câu 4
Câu 4 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Vẽ sơ đồ sau vào vở và điền vào những đặc điểm của kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Phương pháp giải:
Vẻ sơ đồ vào vở, nhớ lại các đặc điểm của kiểu bài và điền vào sơ đồ cho đúng.
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Câu 5 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Phương pháp giải:
Rút ra những kinh nghiệm về nội dung, hình thức và các lưu ý khi làm bài.
Lời giải chi tiết:
Bài học kinh nghiệm về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Xác định đề tài và lựa chọn trải nghiệm của bản thân kỉ niệm sâu sắc, ý nghĩa.
- Nhớ lại những sự việc và sắp xếp các ý theo trình tự câu chuyện hợp lí.
Câu 6
Câu 6 (trang 113 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Qua những gì đã học trong bài này, em nghĩ gì về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống của chúng ta.
Phương pháp giải:
Đây là câu hỏi mở, các em tự suy nghĩ và rút ra bài học cho bản thân mình.
Lời giải chi tiết:
Qua những bài học này, em hiểu rằng trong cuộc sống những trải nghiệm sẽ giúp ta có thêm kinh nghiệm sống, cảm nhận thiên nhiên, con người và cuộc sống trọn vẹn hơn. Từ đó, em hiểu được những giá trị trong cuộc sống và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình hơn.
CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT - SBT
Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn
Bài 6: Điểm tựa tinh thần
SBT- Phần Lịch Sử- KNTT
Tạm biệt lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6