Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần tác giả)
Câu 1
Câu 1 (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Anh (chị) cảm nhận sâu sắc điều gì qua cuộc đời nhà thơ.
Lời giải chi tiết:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), người làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông xuất thân trong một gia đinh nhà nho, cha người gốc Thừa Thiên - Huế.
- Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.
- Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì nhận được tin mẹ mất, ông phải bỏ thi về chịu tang mẹ. Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu đau mắt nặng rồi bị mù.
- Về quê, không khuất phục trước số phận oan nghiệt, nhà thơ mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân rồi cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng tác những vần thơ đánh giặc cháy bỏng căm hờn, sôi sục ý chí chiến đấu.
→ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương giàu nghị lực, giàu lòng yêu nước và tinh thần bất khuất kiên cường trước kẻ thù xâm lược. Dù bị tàn tật, ông vẫn là một thầy giáo tận tâm, là một thầy thuốc giàu y đức và là một nhà thơ xuất sắc. Ớ cương vị nào ông cũng làm việc và cống hiến hết mình.
Câu 2
Câu 2 (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
a. Dựa vào những đoạn trích đã học về Truyện Lục Vân Tiên, hãy cho biết lý tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào?
b. Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đương thời?
c. Theo anh (chị) sắc thái Nam Bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện ở những điểm nào?
Lời giải chi tiết:
a.
- Nguvễn Đình Chiếu là một nhà nho, bởi thế mà tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông mang tinh thần của Nho giáo. Mặc dù vậy, Nguyễn Đình Chiểu còn là một trí thức nhân dân, suốt đời sống nơi thôn xóm, giữa những người "dân ấp, dân lân" tâm hồn thuần hậu, chất phác nên tư tướng đạo đức của ông có những nét mang phong cách rất dân dã của những người nông dân thuần phác.
- Nguyễn Đình Chiểu thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa là tình thương yêu con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn; nghĩa là những quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội, tình cha con, nghĩa chồng vợ, tình bạn bè, xóm giềng, tinh thần hiệp nghĩa sẵn sàng cứu khốn phò nguy,...
- Những nhân vật lý tưởng trong Truyện Lục Vân Tiên hầu hết là đều là những người dân thường, sinh trưởng trong những nơi thôn ấp nghèo khó (những nho sinh như Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh; những ông Ngư, ông Quán, ông Tiều, bà lão dệt vải,...). Tâm hồn của họ ngay thắng, không màng danh lợi, không tham phú quý, sẵn sàng ra tay cứu giúp người hoạn nạn.
b.
- Nguyễn Đình Chiểu sáng tác thơ văn yêu nước ở thời kỳ đầu chống Pháp xâm lược để bảo vệ Tổ quốc. Đây là thời kỳ khổ nhục nhưng vĩ đại (Phạm Văn Đồng) của dân tộc. Đất nước mất dần vào tay giặc trước mắt nhà thơ. Các phong trào chống Pháp cũng lần lượt thất bại, người yêu nước thế hệ này nối tiếp thế hệ khác đã ngã xuống chiến trường. Nhưng "Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ". Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sáng tỏ chân lý đó. Ông khóc than cho Tổ quốc buổi đầu gặp thương đau:
Khóc là khóc nước nhà cơn bấn loạn, hỏm mai vắng chúa; thua buồn nhiều nỗi khúc nhôi;
Than là than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phường trẻ dại.
(Văn tế Trương Định)
Ông căm uất chửi mắng vào mặt kẻ thù:
Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta;
Bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
- Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh
- Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước:
Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền;
Theo bụng dân phái chịu tướng quân thù, gánh vác một vai khổ ngoại.
(Văn tế Trương Định)
c. Sắc thái Nam Bộ độc đáo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ ở từng nhân vật trong tác phẩm của ông.
- Mỗi người dân Nam Bộ có thể bắt gặp mình ở các nhân vật của ông từ lời ăn tiếng nói, ở sự mộc mạc, chất phác đến tấm lòng nặng tình, nặng nghĩa, yêu thương rất mực và căm ghét đến điều. Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi những phép tắc, lễ nghi và sẵn sàng xả thân vì nghĩa.
Câu 3
Câu 3 (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh (chị) cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Hãy trình bày ý kiến của mình.
Lời giải chi tiết:
Như đã nói ở trên, Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi có những điểu gần gũi về tư tướng nhân nghĩa.
- Nguyễn Trãi cũng lấy cái nền tảng của nhân nghĩa là quyền lợi của nhân dân nhưng đến Nguyễn Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân. Đó thực sự là một bước tiến dài của tư tưởng.
Luyện tập
Căn cứ vào những kiến thức đã học về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của ông, anh (chị) suy ngẫm như thế nào về nhận định của nhà thơ Xuân Diệu: "Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu".
Lời giải chi tiết:
Nhận định của Xuân Diệu: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”
- Đây là nhận định đúng đắn, xác đáng.
- Trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ta thấy hiện lên cuộc sống của nhân dân lao động với những tâm tư tình cảm, số phận.
- Nguyễn Đình Chiểu luôn dành cho người lao động sự tôn trọng, yêu thương, bênh vực dù là trong văn chương hay đời thực.
Chứng minh trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
– Nguyễn Đình Chiểu đề cao phẩm chất của người nông dân: hiền lành, cần cù, giản dị, chất phác, gắn bó với mảnh ruộng làng quê, yêu cuộc sống hòa bình, không hề biết đến chuyện súng gươm.
– Ca ngợi nghĩa khí của người lao động trong thái độ căm thù quân giặc ngang ngược trắng trợn giày xéo quê cha đất tổ và thái độ thất vọng lo lắng của họ khi nhận ra triều đình vô trách nhiệm, bỏ rơi dân lành trước họa xâm lăng.
– Ca ngợi mục đích, động cơ chiến đấu của người nghĩa quân nông dân rất trong sáng và đúng đạo lý của người Việt Nam. Họ chiến đấu là để bảo vệ tấc đất, ngọn rau, rùa hương, bàn độc. Họ chiến đấu với ý thức rất cụ thể thiết thực của người nông dân Việt Nam.
Unit 8: Cties
Bài 8. Lợi dụng địa hình, địa vật
Bài 11: Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á - Tập bản đồ Địa lí 11
Phần ba. Sinh học cơ thể
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11