Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng đài
Câu 1
Câu 1 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể như thế nào trong hồi V?
Lời giải chi tiết:
Mâu thuẫn thứ nhất: giữa phe nổi loạn với phe Lê Tương Dực:
+ Phe nổi loạn: dân chúng, thợ xây Cửu Trùng Đài
+ Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản
+ Đỉnh điểm mâu thuẫn trong hồi V được giải quyết.
+ Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và phá bỏ Cửu trùng đài
- Mâu thuẫn thứ hai: mâu thuẫn quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân
+ Mâu thuẫn này có nguồn gốc từ nguyên nhân sâu xa: người chiến sĩ thiên tài có khát vọng, hoài bão muốn mang cái đẹp đến cho đời, làm dân tộc tự hào vì trong một xã hội thối nát, người dân đói khổ triền miên trong lầm than
+ Hoàn cảnh đất nước không tạo điều kiện cho Vũ Như Tô thực hiện điều đó
+ Vũ Như Tô nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm mượn uy quyền, tiền bạc của hôn quan Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng xây dựng công trình nguy nga
+ Niềm khao khát sáng tạo, cống hiến lại đối nghịch với thực trạng lợi ích và mong muốn của nhân dân.
Câu 2
Câu 2 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
* Vũ Như Tô
- Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chân chính, một người có tài và có tâm với nghệ thuật:
+ Tài năng được thể hiện qua lời nhân vật khác nhận xét về ông: ngàn năm chưa dễ có một
+ Chỉ vẩy bút chim hoa hiện lên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công, sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân
+ Có thể dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây…
- Là nghệ sĩ có nhân cách cao cả, chí lớn, có lý tưởng nghệ thuật
+ Ông nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm, nhận xây dựng Cửu Trùng đài là vì mục đích nghệ thuật rất cao cả. Ông Vũ là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Trong hồi kịch này, khi binh lính nổi dậy, kết tội ông và đòi hủy diệt Cửu trùng đài ông vẫn không thể hiểu nổi tại sao lại như vậy. Vũ quá chú ý đến nghệ thuật mà quên đi quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Ông luôn ở trong tâm trạng mơ màng, ảo vọng. Ông không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường.
→ Nghệ sĩ vỡ mộng trước thực tế đau xót của đất nước, nhân dân mà lau nay đã không nhìn thấy do ông chỉ chạy theo cái lý tưởng của nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời.
* Đan Thiềm
- Đan Thiềm là một người có tâm, biết trọng người tài, tôn trọng nghệ thuật. Bà kính trọng tài năng của Vũ Như Tô, bà hiểu công việc sáng tạo nghệ thuật của Vũ. Nhưng chính Đan Thiềm đã sai lầm và cuối cùng bà cũng nhận ra sai lầm của mình khi khuyên Vũ Như Tô nhận lời xây dựng Cửu trùng đài.
- Trước khi chết bà đã nhận ra sự thất bại của giấc mộng lớn mà bà và Vũ Như Tô mong mỏi thực hiện. Nhìn cảnh Cửu trùng đài bị đốt, Vũ Như Tô bị giết, bà đã đau đớn cất lên “Đài lớn tan tành. Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”.
→Đan Thiềm và Vũ Như Tô là hai kẻ tri âm, tri kỷ, cùng có một mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cuối cùng đều thất bại. Và cả Cửu Trùng đài, tâm huyết của hai người cũng bị phá huỷ. Hai người đáng thương, đáng trọng hơn là đáng trách. Nhà văn đã bộc lộ sự cảm thông và trân trọng của ông đối với hai con người tri âm tri kỷ và bất hạnh này.
Câu 3
Câu 3 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch? Theo anh (chị) nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và lợi ích thiết thực của nhân dân là mâu thuẫn không dễ giải quyết. Vì thế, việc Nguyễn Huy Tưởng chưa giải quyết triệt để được mâu thuẫn này là điều dễ hiểu.
+ Giải quyết mâu thuẫn thứ nhất: Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ – tự sát, đám cung nữ kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ
+ Giải quyết mâu thuẫn thứ hai: Nhà văn để cho Vũ Như Tô bị giết mà không hiểu tại sao. Đan Thiềm, Vũ Như Tô cùng Cửu trùng đài bị hủy diệt đã đặt ra một vấn đề lớn, vấn đề quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
→ Với đoạn trích này, Nguyễn Huy Tưởng đã giải quyết được phần nào mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật đích thực phải thống nhất với quyền lợi của con người. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người. Người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó.
Câu 4
Câu 4 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Đặc sắc nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?
Lời giải chi tiết:
- Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính.
- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
- Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.
- Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:
"Than ôi! Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chắng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm".
Lời giải chi tiết:
- Đây là phần cuối của lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô do chính Nguyễn Huy Tưởng viết ngày 6 tháng 2 năm 1942, sau khoảng một năm viết xong tác phẩm.
- Tựa là phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ở đầu sách hoặc sau tiêu để của mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng người đọc vào ý đổ nghệ thuật của tác giá hoặc tư tưởng của tác phẩm.
- Qua lời để tựa trên, Nguyễn Huy Tưởng đã chân thành bộc lộ những băn khoăn của mình: Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô? Và ông thú nhận "Ta chẳng biết", tức là không thể đưa ra một lời giải đáp thoả đáng. Qua vở kịch, có thế thấy chân lý không hoàn toàn thuộc về phía nào: Việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng, vừa nên tiếc. Đồng thời, nhà văn khẳng định: "Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm", tức là vì cảm phục "tài trời", vì nhạy cảm với bi kịch của những tài năng siêu việt mà thôi.
Tóm tắt
Vở kịch gồm năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517.
Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa kinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ đã từ chối dù bị đe doạ kết tội tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Tràng đài vì đây là cơ hội để Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, “Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện…”. Vũ đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng đài. Nhưng Cửu Trùng đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu trùng đài bị thiêu trụi.
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (từ lớp I đến lớp VI): Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô với Đan Thiềm, cung nữ và nội giám, Vũ Như Tô bàng hoàng nhận ra bi kịch đang cận kề.
- Phần 2 (từ lớp VII đến lớp IX): Quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài và kết án Vũ Như Tô.
Nội dung chính
- Những xung đột, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.
- Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.
Bài 11: Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ
Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật
Unit 2: Leisure time
Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
PHẦN BA. LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11