Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến
Thực hành tiếng Việt trang 10
Một số câu tục ngữ Việt Nam
Thực hành tiếng Việt trang 13
Con hổ có nghĩa
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Kể lại một truyện ngụ ngôn
Củng cố, mở rộng bài 6
Cuộc chạm trán trên đại dương
Thực hành tiếng Việt trang 34
Đường vào trung tâm vũ trụ
Thực hành tiếng Việt trang 41
Dấu ấn Hồ Khanh
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Thảo luận về vai trò của công nghệ với đời sống con người
Củng cố, mở rộng bài 7
Thủy tiên tháng Một
Thực hành tiếng Việt trang 83
Lễ rửa làng của người Lô Lô
Bản tin về hoa anh đào
Thực hành tiếng Việt trang 90
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Củng cố mở rộng bài 9
Câu 1
Câu 1
CƯỚC CHÚ
Câu 1 (trang 83, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Kẻ bảng sau vào vở. Ghi những từ ngữ, nội dung có cước chú trong văn bản Thủy tiên tháng Một vào các cột phù hợp.
Phương pháp giải:
Điền tên những từ ngữ, nội dung cụ thể vào cột phù hợp
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ được giải thích nghĩa | Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ | Sự vật, hiện tượng được miêu tả, giải thích |
- Thái cực - đồng nhất - hải lưu - cực đoan | - Ảnh của Quốc Trung - Thoai-lai Dôn - (Thô-mát L. Phrít-man, Nóng, Phẳng, Chật, Nguyễn Hằng dịch, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2016, trang 179 - 181) | - Min-ne-xô-ta - hiện tượng “nước trồi” |
Câu 2
Câu 2
Câu 2 (trang 83, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Dựa trên quan sát của em về những cước chú trong văn bản Thủy tiên tháng Một, hãy kẻ bảng sau vào vở và điền nội dung cần thiết vào ô trống
Lời giải chi tiết:
Các thành phần của cước chú | Vị trí đặt cước chú | Nội dung cước chú | Ngôn ngữ của cước chú |
- Kí hiệu đánh dấu đối tượng được chú thích - Tên của đối tượng được chú thích - Phần giải thích của tác giả hay của người biên soạn sách | - Chân trang - Cuối văn bản | - Giải thích nghĩa của từ ngữ - Thuật ngữ - Cung cấp thông tin về xuất xứ của đối tượng - Giải thích sự vật, hiện tượng được nói tới | - Ngắn gọn - Rõ ràng |
Câu 3
Câu 3
Câu 3 (trang 83, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Theo em, cần có thêm cước chú cho từ ngữ, nội dung nào có trong văn bản đã đọc ở trên? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc lại văn bản, tìm những từ ngữ cần ghi cước chú để hoàn thiện câu trả lời
Lời giải chi tiết:
Một số từ có thể thêm cước chú: tốc độ bay hơi nước, nhà thủy văn học,...
Câu 4
Câu 4
Câu 4 (trang 83, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hãy trình bày về cách ghi cước chú cho một trong những từ ngữ, nội dung được đề nghị ở bài tập 3
Phương pháp giải:
Em dựa vào những hiểu biết khi làm những bài tập trên để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Cách ghi cước chú:
+ Đánh dấu từ những nội dung cần cước chú bằng chữ số hoặc dấu hoa thị
+ Ở chân trang hoặc cuối văn bản, lần lượt chú thích về từng từ ngữ hay nội dung đã được đánh dấu để tạo thành một cước chú hoàn chỉnh gồm các thành phần: ký hiệu đánh dấu đối tượng, tên đối tượng, dấu hai chấm, nội dung giải thích
Câu 5
Câu 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Câu 5 (trang 83, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Việc cung cấp thông tin về tài liệu tham khảo đã được Thô-mát L. Phrít-man thực hiện như thế nào trong Thủy tiên tháng Một?
Phương pháp giải:
Quan sát đoạn 2, 5, 6, 7
Lời giải chi tiết:
Việc cung cấp thông tin về tài liệu tham khảo đã được Thô-mát L. Phrít-man thực hiện như sau:
- Liên quan đến một thuật ngữ được sử dụng: tác giả nhắc đến tên người đã dề xuất thuật ngữ, như Hân-tơ Lo-vin với thuật ngữ sự bất thường của Trái Đất
- Liên quan đến một quan điểm đánh giá: tác giả nêu tên người có ý kiến được trích dẫn như Giôn Hô-đơ-rơn
- Tác giả nêu rõ các đoạn trích được lấy từ văn bản nào, của ai và xuất bản vào thời gian nào
=> Việc cung cấp thông tin về tài liệu tham khảo luôn được tác giả lưu ý, xem đó như một điều mang tính bắt buộc
Tài liệu tham khảo được tác giả sử dụng lồng ghép vào trong văn bản của mình. Đó là việc tác giả đã nhắc đến tên người đã đề xuất thuật ngữ, như Hân - tơ Lo -vin với thuật ngữ Sự bất thường của Trái đất. Ngoài ra tác giả còn ghi rõ đoạn trích được lấy từ văn bản nào, của ai và thời gian ra sao.
-> Việc trích dẫn tài liệu trong văn bản luôn được tác giả chú tâm thực hiện.
Câu 6
Câu 6
Câu 6 (trang 83, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Ngoài cách ghi như trong văn bản Thủy tiên tháng Một của tác giả Thô-mát L. Phrít-man, nguồn tài liệu tham khảo đó có thể được trình bày theo cách khác: đặt ở một phần riêng cuối văn bản. Cụ thể như sau:
Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai cách ghi nguồn tài liệu tham khảo nêu trên. Theo tìm hiểu của em, trong hai cách ghi đó, cách nào được sử dụng phổ biến hơn trên sách báo hiện nay?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và phân biệt 2 cách ghi
Lời giải chi tiết:
- Khác nhau: Cách tác giả Thô-mát L. Phrít-man đã làm không đòi hỏi phải thực hiện nhiều thao tác như cách được giả định trong bài tập. Với cách sau, tác giả phải sắp xếp các đơn vị tài liệu tham khảo, cần sắp xếp theo trật tự: tác giả của tài liệu, thời gian xuất bản (đặt trong ngoặc đơn); tên của tài liệu (in thẳng, đặt trong ngoặc kép nếu đó là một bài đăng trên báo, tạp chí hoặc in nghiêng, không đặt trong ngoặc kép nếu đó là một cuốn sách hay ấn phẩm độc lập); nơi xuất bản (báo nào đăng hay nhà xuấn bản nào in; nếu là báo điện tử thì phải ghi rõ đường link)
- Theo tìm hiểu của em, trong hai cách ghi đó, cách thứ hai phổ biến hơn trên sách báo hiện nay.
Câu 7
Câu 7
Câu 7 (trang 84, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Lập bảng theo mẫu sau để đánh giá tác dụng của việc dẫn thông tin và sử dụng tài liệu tham khảo trong Thủy tiên tháng Một.
Lời giải chi tiết:
STT | Thông tin được viện dẫn và tài liệu tham khảo đã sử dụng | Tác dụng của việc dẫn thông tin và sử dụng tài liệu tham khảo |
1 | Như Giôn Hô -đơ -rơn nói: “Thuật ngữ quen thuộc “sự nóng lên của Trái Đất” là một sự nhầm lẫn …. “sự rối loạn khí hậu toàn cầu””. | Việc trích dẫn ý kiến của Giôn Hô -đơ -rơn đã gợi lên ý của tác giả về sự nhầm lẫn cái tên “sự nóng lên của Trái Đất” |
2 | “Thường khi phá kỉ lục, bạn chỉ vượt qua mức cũ 2,5 đến 5cm. Nhưng hơn kỉ lục cũ tận 1,8 m thì quá ngạc nhiên”
| Ý kiến này đã nhấn mạnh được sự vượt qua mức cho phép quá nhiều của hiện tượng thiên nhiên, đó là vấn nạn lớn khiến người viết thấy thật bất ngờ và sợ hãi |
Bài 9. Tùy bút và tản văn
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng
Bài 10
Chủ đề 2. Chăn nuôi và thủy sản
Unit 2: Fit for life
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7