Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
ND chính
Phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. |
Bố cục
Bố cục: 4 phần
- Hai câu đề: Khẳng định tinh thần bất khuất phi thường.
- Hai câu đề: Khẳng định tinh thần bất khuất phi thường.
- Hai câu thực: Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió.
- Hai câu luận: Hình tượng bậc anh tài có tài năng, chí khí.
- Hai câu kết: Sự bền chí, vững lòng của anh hùng.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 147 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Phân tích cặp câu 1 - 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục.
Lời giải chi tiết:
- Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
+ Tự xưng mình là hào kiệt: ý thức mạnh mẽ về tài năng, chí khí của bản thân.
+ Ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa, phong lưu.
+ Điệp từ "vẫn" khẳng định chắc chắn bản lĩnh của bậc anh hào.
- Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
+ Thản nhiên, lạc quan, hiên ngang dù rơi vào cảnh ngục tù.
+ "mỏi chân" nên "ở tù": sự chủ động nghỉ ngơi như lẽ tất yếu.
+ Hiên ngang khinh thường cảnh tù ngục.
⟹ Khí phách của người anh hùng trước hiểm nguy vẫn kiên cường, lạc quan. Chí khí này thường tồn tại trong nền văn học truyền thống (thơ tỏ chí).
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 147 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Đọc lại cặp câu 3-4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy.
- Nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân (khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường còn gian nan.
- Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa:
+ Thể hiện cuộc đời làm cách mệnh gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân.
+ Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhấn mạnh sự lênh đênh, cuộc đời sóng gió qua đó nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ yêu nước kiên cường.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 147 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Em hiểu thế nào về ý nghĩa cặp câu 5-6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện người anh hùng, hào kiệt.
Lời giải chi tiết:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
- Ý nghĩa 2 câu thơ 5- 6:
+ Khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao.
+ Tiếng cười của bậc anh hùng vẫn ngạo nghễ, đập tan những oán thù.
- Lối nói quá nhằm:
+ Nâng lên sức vóc người anh hùng lên tới mức siêu nhiên, phi thường.
+ Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ.
- Cặp câu này vẫn tuân thủ quy tắc đối nhằm giữ nhịp cho toàn bài.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 147 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?
Lời giải chi tiết:
Hai câu thơ cuối:
- Kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả
- Điệp từ "còn" nhấn vào sự tiếp diễn, tiếp tục chiến đấu vì đất nước
- Lời thách thức "nguy hiểm sợ gì đâu": giữ vững ý chí, lý tưởng, kiên định với sự nghiệp cứu nước, vươn lên, bất chấp những hiểm nguy.
Luyện tập
Ôn lại kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.
Lời giải chi tiết:
- Thể thơ thất ngôn bát cú bắt nguồn từ thơ Đường:
+ Cấu trúc bài thất ngôn bát cú gồm 8 câu, 7 chữ tạo thành đề - thực - luận – kết
+ Luật lệ bằng trắc:
Các tiếng nhất (1) - tam (3) - ngũ (5) bất luận
Các tiếng nhị (2) - tứ (4) lục (6) phân minh
+ Gieo vần: các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau
- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: 8 câu, 7 chữ, gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 8
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 7
Bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Tải 20 đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8