SOẠN VĂN 11 TẬP 2

Soạn bài Nhớ đồng siêu ngắn

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Tìm hiểu chung
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Tổng kết
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Tìm hiểu chung
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Tổng kết

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Nhớ đồng

Tìm hiểu chung

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến "thiệt thà"): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.

- Phần 2 (Tiếp theo đến "ngát trời"): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.

- Phần 3 (Còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Câu 1

Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Tiếng hò vọng vào nhà tù trở thành cảm hứng cho bài thơ vì:

- Tiếng hò gợi cảm giác quen thuộc, thân thương bởi quê hương tác giả, xứ Huế, vốn là mảnh đất của những tiếng hò, những làn điệu dân ca trữ tình.

- Tiếng hò cất lên lẻ loi giữa trưa vắng, tĩnh lặng gợi sự đồng cảm với cảnh ngộ cô độc của người tù.

- Tiếng hò khiến người tù càng khắc khoải với nghịch cảng bị giam cầm, ngăn cách với cuộc sống bên ngoài.

Câu 2

Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Hiệu quả nghệ thuật của những câu thơ điệp khúc trong việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả:

- Những câu thơ điệp khúc: "Gì sâu bằng…" (4 lần); "Đâu…" (11 lần).

- Hiệu quả nghệ thuật:

  + Tạo nhịp điệu, tạo tính nhạc cho toàn bài thơ.

  + Gây được sức ám ảnh lớn, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết những hình ảnh, những kỷ niệm đẹp đẽ       của quê hương và cuộc sống bên ngoài.

  + Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù.

  + Toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù.

Câu 3

Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ với quê hương, đồng bào được diễn tả thể hiện qua:

- Hệ thống hình ảnh mộc mạc, bình dị, quen thuộc.

- Từ ngữ: giản dị, trong sáng, gợi cảm.

- Giọng điệu: tha thiết, bồi hồi, mong ngóng.

Câu 4

Câu 4 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Cảm nghĩ về niềm say mê lý tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi” đến hết bài:

Niềm say mê lý tưởng, khát khao tự do được bày tỏ chân thành và xúc động qua sự hồi tưởng về cuộc đời của chính mình:

- Trước khi giác ngộ lý tưởng: vô định, băn khoăn, quanh quẩn (câu 31 -> câu 34).

- Khi bắt gặp lý tưởng cách mạng: say mê, vui sướng, hạnh phúc (câu 35 -> câu 38).

- Quay về hiện tại: buồn thảm vì bị giam cầm và khát khao trở lại với cuộc đời cách mạng tự do, cháy sáng.

=> Trung thành với lý tưởng cách mạng, khát khao tự do và khát khao hành động cháy bỏng.

Câu 5

Câu 5 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ:

- Tâm trạng cô đơn, hiu quạnh khi nghe tiếng hò trong nhà tù ngột ngạt.

- Tâm trạng mong nhớ thiết tha hướng về cuộc sống và quê hương bên ngoài.

- Hồi tưởng lại cuộc đời của chính mình, từ những ngày vô định trước khi gặp cách mạng đến khi hạnh phúc trong  ánh sáng của lý tưởng.

- Khát khao ra khỏi nhà tù, về với tự do.

- Thương nhớ quê hương, đồng ruộng.

Tổng kết

- Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.

- Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?

Bộ sách liên quan

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi