Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Về luân lý xã hội ở nước ta
Tìm hiểu chung
Tóm tắt văn bản
Nước ta tuyệt không ai biết đến luân lý xã hội. Người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, nghĩa vụ của mỗi người sống trong cùng một nước với nhau nên dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này cũng chẳng quan tâm đến người khác nên luân lý xã hội chẳng thể tồn tại. Nguyên nhân là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Nhân dân ta từ xưa cũng đã có ý thức đoàn thể có điều này đã sa sút. Nước ta chưa có luân lý xã hội còn do bè lũ vua quan chỉ biết tham quyền vụ lợi, mua quan bán tước, chỉ muốn nhân dân nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý. Chính vì thế nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết dân ta phải có đoàn thể. Đất nước muốn có đoàn thể thì phải tuyên truyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 1
Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Bố cục của đoạn trích gồm ba phần:
- Đoạn 1: Khẳng định thực trạng chưa có luân lý xã hội hay ý niệm về luân lý xã hội ở nước ta.
- Đoạn 2: Bàn luận về luân lý xã hội trên cơ sở đối sánh giữa xã hội ở châu Âu và ở nước ta.
- Đoạn 3: Phương hướng đem lại luân lý xã hội cho nước nhà (xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội).
=> Ba phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và đều tập trung làm sáng rõ vấn đề luân lý xã hội ở nước ta. Trong đó, phần 1 có vai trò đặt vấn đề, phần 2 giải quyết vấn đề và phần 3 đưa ra giải pháp.
- Tư tưởng chủ đề của đoạn trích: cần gây dựng đoàn thể, luân lý xã hội để truyền bá chủ nghĩa xã hội, đó là con đường cứu nước.
Câu 2
Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm "luân lý xã hội", tác giả vào vấn đề một cách trực tiếp, thẳng thắn:
- Thẳng thắn nêu lên thực trạng: nước ta chưa có luân lý xã hội ("Xã hội luân lý thật… dốt nát hơn nhiều").
- Ngăn chặn cách hiểu giản đơn: "Một tiếng bạn bè… không cần cắt nghĩa làm gì".
- Phủ nhận nội dung dễ nhầm lẫn với vấn đề: ghi nhận trong sách Nho có câu "Sửa nhà trị nước rồi mới yên thiên hạ" nhưng khẳng định “chủ ý bình thiên hạ đã mất từ lâu”.
=> Cách vào đề ngắn gọn, hiệu quả, sắc sảo, phù hợp với đối tượng nghe diễn thuyết.
Câu 3
Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Đoạn 1 và 2 trong phần 2, tác giả so sánh:
Câu 4
Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích”: bọn vua quan ham quyền tước, vinh hoa nên tìm cách thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể của quốc dân.
- Tác giả đả kích chế độ vua quan chuyên chế:
+ Bọn vua quan ích kỷ, tham lam, chỉ vun vén cho quyền lợi, chức vị của mình.
+ Thái độ bàng quan, không thương dân chúng đói khổ mà còn lợi dụng dân ngu để "ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý".
+ Thói chạy theo quyền tước, mua quan bán chức, vun vén cá nhân trở thành xu thế.
+ Trước sự lộng quyền, nhũng nhiễu của bọn vua quan: "không ai phẩm bình", "không ai chê bai", "không ai khen chê, không ai khinh bỉ".
=> Phan Châu Trinh bày tỏ thái độ khinh bỉ, căm ghét đối với bọn vua quan và nỗi đau xót trước sự ngu dốt, khốn khổ của đông đảo dân chúng.
Câu 5
Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Đoạn trích kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Cảm xúc mãnh liệt, tấm lòng yêu nước thương dân nhiệt thành.
+ Lời văn tâm huyết, thể hiện tấm lòng lo nghĩ thiết tha cho đồng bào và đất nước.
- Yếu tố nghị luận:
+ Hệ thống lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục.
+ Quan điểm của tác giả rõ ràng, tiến bộ, mang tính thời sự lúc đương thời.
+ Giọng điệu uyển chuyển, phong phú, linh hoạt: khi đanh thép hùng hồn, khi đau xót chua chát, khi lại châm biếm, đả kích.
=> Sự kết hợp của hai yếu tố trên giúp đoạn trích tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến cả lý trí và tình cảm của người nghe/người đọc.
Luyện tập
Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Tác giả vừa đau xót vừa mỉa mai, vừa cảm thông với nỗi thống khổ của dân vừa châm biếm bọn quan lại phong kiến và chính quyền thực dân chỉ là bọn sâu mọt hại dân, hại nước.
- Ông là nhà yêu nước và cách mạng lớn của lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX với chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, hủy bỏ chế độ Nam triều, cải cách đổi mới mọi mặt (duy tân), làm cho dân giàu nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia.
Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Phan Châu Trinh thuộc ít nhiều những nhà cách mạnh nhìn ra chỗ yếu cốt lõi của nước ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ông muốn giải quyết trước hết vấn đề dân trí, vấn đề ý thức dân chủ của người dân, xem đó là chuyện hệ trọng bậc nhất cần làm để hướng tới mục tiêu giành độc lập, tự do.
Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Chủ trương gây dựng nền luân lý xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự:
- Tầm quan trọng của việc gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ
- Nó cảnh báo nguy cơ tiêu vong những mối quan hệ tốt đẹp nếu còn những kẻ ích kỷ, ham quyền tước…
Tổng kết
Đoạn trích Về luân lý xã hội ở nước ta đã toát lên dũng khí của một người yêu nước: vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.
Qua đó, cũng thấy được một phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.
Chủ đề 2: Nitrogen và sulfur
Chương 2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Chương 5: Dẫn xuất halogen - Ancohol - Phenol
Bài 12: Tiết 2: Thực hành: Tìm hiểu về dân cư Ô-xtrây-li-a - Tập bản đồ Địa lí 11
Chuyên đề 1: Phân bón
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11