Câu 1
Câu 1 (trang 112 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
a. Đoạn trích viết về ảnh hưởng của thơ văn Pháp đến các nhà thơ mới.
Quan điểm của tác giả: thừa nhận các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ văn Pháp nhưng họ đã Việt hóa hoàn toàn và vẫn giữ được bản sắc riêng.
b. Thao tác lập luận được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích là phân tích, ngoài ra còn có thao tác bình luận và bác bỏ.
c. Quan niệm sử dụng càng nhiều thao tác lập luận, đoạn văn càng hấp dẫn là sai lầm. Việc lựa chọn thao tác lập luận chủ yếu và các thao tác lập luận hỗ trợ cần căn cứ vào mục đích lập luận và mức độ nắm vấn đề của người viết. Mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận chính là mức độ thuyết phục, hấp dẫn của bài viết.
Câu 2
Câu 2 (trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Trình bày một luận điểm trong bài nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà thanh niên ngày nay cần. Có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định chủ đề - xây dựng dàn ý hợp lý.
Bước 2: Trình bày một luận điểm trong dàn ý vừa làm:
- Chọn luận điểm cụ thể, xác định vị trí của luận điểm trong bài văn.
- Viết câu mở đầu đảm bảo giới thiệu được luận điểm, liên kết được với luận điểm trước.
- Xác định luận cứ và thao tác lập luận chủ yếu, thao tác lập luận hỗ trợ.
Bước 3: Triển khai luận điểm thành một hoặc một số đoạn văn.
Ví dụ: Bàn về phẩm chất dũng cảm của thanh niên trong xã hội ngày nay.
a. Dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu về phẩm chất dũng cảm của thanh niên trong xã hội ngày nay.
* Thân bài:
- Giải thích: Dũng cảm là dũng khí đương đầu và vượt qua thử thách khó khăn, chống lại cái xấu, cái ác. Trái với dũng cảm là hèn nhát, run sợ.
- Bàn luận:
+ Khẳng định dũng cảm là một phẩm chất đáng quý cần có ở thanh niên ngày nay.
+ Tại sao thanh niên ngày nay cần có phẩm chất dũng cảm?
> Cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi chúng ta phải vượt lên nỗi sợ hãi để thành công (lấy dẫn chứng).
> Cái ác, cái xấu và sự nguy hiểm luôn tồn tại xung quanh, nếu không có lòng dũng cảm, chúng sẽ lấn át cái tốt, cái đẹp (lấy ví dụ về phòng chống tội phạm, chống lại những lối sống tiêu cực như vô cảm, ích kỷ, vụ lợi…).
> Thanh niên là nguồn nhân lực chính, là chủ nhân của đất nước. Lực lượng thanh niên có dũng cảm, đất nước ấy mới mạnh mẽ và cường thịnh.
+ Mở rộng, liên hệ:
> Dũng cảm, kiên cường là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.
> Tránh nhầm lẫn giữa dũng cảm với sự liều lĩnh, mù quáng, bất chấp đúng sai.
> Cần phê phán những người hèn nhát trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Bài học nhận thức: coi trọng và có ý thức rèn luyện phẩm chất dũng cảm trong chính mình.
+ Bài học hành động: rèn luyện và phát huy sự dũng cảm trong học tập (vd: vượt qua nỗi sợ hãi để khẳng định bản thân trước đám đông), trong cuộc sống hàng ngày (vd: bảo vệ người yếu thế, lên tiếng khi gặp bất bình,…), trong công việc (vd: đấu tranh chống lại lối làm việc yếu kém, thái độ cửa quyền…).
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của phẩm chất dũng cảm với thanh niên hiện nay.
b. Viết thành đoạn văn
Cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi thanh niên ngày nay phải biết vượt qua nỗi sợ hãi để đạt được thành công. Bởi lẽ dũng cảm không chỉ là cầm súng chiến đấu với giặc thù trong chiến tranh, cũng không chỉ là xả thân cứu người trong hoạn nạn. Dũng cảm còn là “chiến đấu” với sự tự ti, nhút nhát trong tâm lý chính mình để dám thể hiện mình và dám cất lên quan điểm riêng khi cần thiết. Nhiều bạn trẻ không thể vượt qua nỗi sợ trong lần thuyết trình đầu tiên để rồi sau đó tự đánh mất nhiều cơ hôi trong công việc. Dũng cảm còn là dám từ chối những lời mời hay những lời dụ dỗ đến từ những người quyền cao chức trọng hay những người có sức mạnh để tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ người khác. Giá như các em học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn dám dũng cảm chống lại và lên tiếng tố cáo hiệu trưởng Đinh Bằng My thì bản thân các em không phải chịu những tổn thương tinh thần lâu dài và không có nhiều thế hệ học sinh chịu chung cảnh ngộ như vậy.
Câu 3
Câu 3 (trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Đề bài: Bàn về bệnh quay cóp của Học sinh trong thi kiểm tra.
* Gợi ý về nội dung:
+ Thực trạng của bệnh quay cóp trong Học sinh ngày nay.
+ Tác hại của bệnh quay cóp.
+ Lời khuyên .
(Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn; Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận)
* Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng.
Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật
Chủ đề 4: Kĩ thuật dừng bóng
Phần một: Giáo dục kinh tế
Unit 0: Introduction
Unit 6: Social issues
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11