Phần II
CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Đọc văn bản Về luân lý xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh) và trả lời câu hỏi:
1. Vấn đề được đem ra bàn bạc là luân lý xã hội ở nước ta → Dựa vào nhan đề và các câu chủ đề của các đoạn.
2. Mục đích của Phan Châu Trinh nhằm vạch rõ thực trạng không có luân lý xã hội ở nước ta, khuyến khích xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội. Mục đích này thể hiện rõ nhất trong phần kết luận của đoạn trích.
3. Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, tác giả trình bày ba luận điểm lớn:
- Luận điểm 1: Nước ta chưa có luân lý xã hội → thể hiện ở câu: "Xã hội luân lý… dốt nát hơn nhiều".
- Luận điểm 2: Thực trạng và nguyên nhân nước ta không có luân lí xã hội → thể hiện ở câu: "cái xã hội chủ nghĩa bên Âu… là gì".
- Luận điểm 3: Phương hướng đem lại luân lý xã hội cho nước nhà → thể hiện ở câu: "mà muốn có đoàn thể… dân Việt Nam này".
4. Hệ thống luận cứ phục vụ cho các luận điểm:
Luận điểm 1:
- So với quốc gia luân lý, người mình dốt nát hơn nhiều.
- Tiếng “bè bạn” không thể thay cho luân lý, chủ ý bình thiên hạ cũng mất từ lâu.
Luận điểm 2:
- Thực trạng nước ta không có ý thức nghĩa vụ giữa người với người, không có đoàn thể.
- Vua quan phản động, phá tan đoàn thể, thi hành ngu dân để vơ vét bóc lột.
- Bọn người xấu đua nhau buôn quan bán tước, chạy theo danh lợi.
- Dân không biết đoàn thể, không biết bình luận, đấu tranh.
Luận điểm 3: Cần xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội.
5+6. Tóm tắt văn bản Về luân lý xã hội ở nước ta
Nước ta tuyệt nhiên không có và không biết đến luân lý xã hội. Trong khi đó, luân lý xã hội như ý thức nghĩa vụ giữa người với người và tổ chức đoàn thể đã rất thịnh hành ở châu Âu. Ở nước ta, ai bị kẻ mạnh lấy quyền lực đè nén, người xung quanh cũng mặc kệ thì ở châu Âu, ở Pháp họ đấu tranh đòi công bằng cho kỳ được. Nguyên nhân khiến nước ta không có luân lý xã hội là bọn vua quan phản động tìm cách phá đoàn thể, thực hiện ngu dân để lo thân mình; thói chạy theo quyền tước trở thành xu thế của xã hội; dân ta ngu dốt không biết lên tiếng đấu tranh. Chỉ có cách truyền bá chủ nghĩa xã hội, gây dựng đoàn thể mới giúp nước ta thoát khỏi thực trạng này.
Luyện tập
Câu 1 (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Xác định chủ đề nghị luận của văn bản:
a. Sự thống nhất trong đa dạng của đất nước In-đô-nê-xi-a.
b. Xuân Diệu – nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Câu 2 (trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:
a. Vấn đề nghị luận: sự lãng phí nước sạch.
Mục đích nghị luận: kêu gọi tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước quý giá.
b. Các luận điểm trong văn bản:
- Nước sạch đang bị lãng phí nghiêm trọng trong đời sống.
- Nước là nguồn tài nguyên có hạn.
- Sự phân bố nước không đều và ngày càng thu hẹp.
- Lời kêu gọi tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
c. Tóm tắt văn bản:
Nước sạch đang bị sử dụng lãng phí dù đó là nguồn tài nguyên có hạn, phân bố không đều và ngày càng bị thu hẹp. Nhiều nơi trên thế giới đã xảy ra tranh chấp về nguồn nước và tương lai hiện ra là một thế giới thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy, hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngay từ bây giờ, vì chúng ta và vì những thế hệ sau.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Hóa học lớp 11
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương II - Hóa học 11
Chuyên đề 3: Một số vấn đề về pháp luật lao động
Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
SGK Toán 11 - Cánh Diều tập 1
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11