Câu 1
Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Tìm hiểu về thể loại kịch:
- Đặc trưng của kịch:
+ Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp.
+ Đối tượng mô tả của kịch là các xung đột đời sống. Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch. Hành động kịch được thực hiện bằng nhân vật kịch. Nhân vật kịch được khắc họa bằng lời thoại kịch (có đối thoại, bàng thoại, độc thoại).
- Các ba kiểu loại kịch:
+ Bi kịch: phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với thế lực đen tối, độc ác; sự thảm hại hay cái chết của các nhân vật tốt đẹp dấy lên nỗi thương cảm.
+ Hài kịch: khai thác tình huống khôi hài, đối lập giữa vẻ ngoài và bên trong làm bật lên tiếng cười.
+ Chính kịch: phản ánh xung đột trong cuộc sống hàng ngày, vui buồn lẫn lộn.
- Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:
+ Đọc kỹ phần giới thiệu để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
+ Tập trung vào lời thoại để xác định đặc điểm, mối quan hệ của các nhân vật.
+ Phân tích hành động kịch, xác định và phân tích các xung đột chủ yếu và thứ yếu.
Câu 2
Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Tìm hiểu thể loại văn nghị luận:
- Đặc trưng của văn nghị luận:
+ Nghị luận là thể loại văn học dùng lý lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc chặt chẽ trong tư duy, sự thuyết phục khi trình bày.
+ Văn nghị luận sử dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh để tác động vào người đọc.
+ Ngôn ngữ trong văn nghị luận vừa chính xác vừa giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, mang tính xã hội và tính hoạt thuật cao.
- Có hai kiểu loại văn nghị luận:
+ Văn chính luận: luận bàn về chính trị, xã hội, triết học…
+ Văn phê bình văn học: luận bàn về các vấn đề văn học.
- Yêu cầu về đọc văn nghị luận:
+ Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh lớn, hoàn cảnh nhỏ ra đời tác phẩm, xác định vấn đề xuất phát từ nhu cầu nào, thuộc lĩnh vực nào, có quan trọng với cuộc sống không.
+ Nắm bắt mạch tư tưởng, tóm lược luận điểm và xác định mối quan hệ của chúng.
+ Cảm nhận mạch cảm xúc trong tác phẩm.
+ Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối với việc trình bày vấn đề.
+ Khái quát giá trị của tác phẩm, rút ra bài học.
Luyện tập
Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Rô-mê-ô và Ju-li-ét:
Xung đột chủ yếu trong đoạn trích: tình yêu chân thành, trong sáng của Rô-mê-ô và Ju-li-ét >< mối thù hận sâu sắc giữa hai dòng họ.
Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Nghệ thuật lập luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác:
- Hệ thống lập luận chặt chẽ, mạch lạc (thông báo về sự ra đi của Mác, tổn thất lớn của nhân loại → trình bày ba cống hiến vĩ đại của Mác → bày tỏ sự tiếc thương).
- Biện pháp so sánh tăng tiến: trình bày ba cống hiến, cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước; ở mỗi cống hiến lại so sánh để làm nổi bật thành tựu của Mác).
- Lối diễn đạt chặt chẽ, logic, thuyết phục.
Chương 3. Đại cương hóa học hữu cơ
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Chủ đề 3. Điện trường
Chủ nghĩa yêu nước trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu
Thơ duyên - Xuân Diệu
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11