Ai chẳng biết Bác Hồ sống rất giản dị. Giản dị vừa là cung cách làm việc, vừa thể hiện phẩm chất, đạo đức, lối sống cứa Người.
Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Đông, đi guốc gỗ hay dép cao su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Kể sao hết những chuyện như thế trong đời sống phong phú nhưng rất giản dị của Bác. Mỗi lần được nghe, được thấy những chuyện, những cảnh ấy, lòng chúng ta xiết bao cảm động, bởi rất tự nhiên, là so sánh, tự vấn với cuộc sống trong xã hội, trong đó có bản thân ta.
Khi Bác nói về đường lối, chính sách, chủ trương với quần chúng cũng hết sức giản dị, dễ hiểu. Đầu những năm 40 của thế kỉ XX , nước ta mới gây dựng phong trào cách mạng, một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ kiểu mới chưa có tiền lệ ở Đông Nam Á, nên bao khó khăn, phải có cách đi từ đầu, Bác nói ra đường lối, chủ trương cách mạng đó trong bài Nhóm lửa (01- 8-1942) đoạn đầu như sau:
Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa,
Biết bao nhiêu là sự khó khăn
Chỉ đìu hiu một mảy gió xuân.
Cũng lo sợ lửaa khi tắt mất.
Nghi ngút khói, mặc dầu thổi lại,
Che một bên lại tạt một bên;
Khi lửa đà chắc chắn bén lên,
Thì mưa gió. chi chi cũng cháy.
Mưa lún phún, lửa càng nóng nảy.
Gió càng cao, ngọn lứa càng cao.
Núi rừng đều bén, cháy ào ào,
Lứa nung đỏ cả giời sáng tóe.
Năm 1954, khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc, có lần nói chuyện với bà con Công giáo ở Phát Diệm, Bác nói: Từ nay, với sự cố gắng của đồng bào, sản xuất sẽ ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui. Những lời nói của Người thể hiện quan điểm tư tưởng rất vững chắc, lập trường chính trị rất rõ ràng, song vẫn dễ đi vào lòng người, thúc đẩy mọi người hành động. Bác nói được với mọi người, hơn thế, nói được với mỗi mười, bởi đó là tiếng nói chân thực, giản dị; giản dị vì trước hết là tiếng của một tấm lòng. Một lần đến thăm Indonesia, thời Tổng thống Sukarno, Chính phủ bạn dành phòng đại lễ để Bác gặp kiều bào ta. Nhưng thật bất ngờ, phòng trở nên chật vì già, trẻ, gái, trai. Việt kiều đến quá đông. Không chút do dự, Bác bước ra bãi cỏ rộng phía trước, rút dép cao su, ngồi bệt xuống, kiều bào ta quầy quần quanh Bác. Một nhà thơ Indonesia chứng kiến cảnh đó đã viết bài thơ có tựa đề (dịch) Vẻ đẹp bên trong của viên ngọc, trong đó có những câu:
Người không thích ngồi, ghế danh dự, suy tôn
Ngồi vào đó, với Người, không có nghĩa.
Về lĩnh vực văn nghệ, Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. Ngâm thơ ta vốn không ham, ấy là lời Bác nói rõ rằng mình không lấy sáng tác văn chương làm lẽ sống, mặc dầu chúng ta biết Bác yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm nghệ thuật. Người là nhà thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Có thể do Bác khiêm tốn, tự thấy mình chỉ là người học trò nhỏ của nhà văn vĩ đại Tolstoi (lời Bác), chưa xứng đáng danh hiệu cao quý nhà văn, nhà thơ. Ngục trung nhật kí gồm những bài thơ chữ Hán sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch từ tháng 8/1942 - 9/1943, Bác viết cho Bác đọc. Ông Vũ Kỳ kể: Đọc bản dịch thơ Bác cho Bác nghe, Bác không nói gì chỉ tủm tỉm cười, đánh bạo hỏi Bác, Bác nói: Các chú quý thơ, yêu thơ Bác nên dịch thơ Bác. Nhưng dịch thế nào được thơ Bác. Chính Bác cũng không dịch được thơ Bác, giây phút đó qua rồi. Thôi thì các chú cùng Bác sáng tác vậy. Có ai hóm hỉnh, đùa vui nhưng ngẫm kĩ thì vẫn là thái độ, cách nhìn nhận rành và người rất giản dị.
Viết thơ, văn, Bác không câu nệ về đề tài, những gì có trong cuộc đời, như mất cái gậy, rụng chiếc răng... Người đều đưa vào thơ. Bởi cũng như C.Mác và các bậc hiền triết xưa nay, không có gì liên quan đến con người mà xa lạ với Bác. Bác cũng rất giản dị về việc lựa chọn thể loại, không nhất thiết là truyện, kí, kịch hay thơ...; thơ thì thơ luật hay thơ tự do, làm thơ luật nhưng đâu có bị khuôn vào niêm luật, dùng cả văn ngôn lẫn bạch thoại, thơ tứ tuyệt mà vẫn viết quá bốn câu... tập Nhật kí trong tù). Trong truyện, kết hợp nhiều yếu tố, đưa vào cả huyền thoại, viễn tưởng chính trị (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói...), Có thể nói, Bác viết văn, làm thơ một cách giản dị, làm chủ nghệ thuật như đã làm chủ thời gian, sinh hoạt, tiên nghi, tình thế, lịch sử... Người phá bỏ các quy phạm nghệ thuật gò bó mà chỉ giữ lại quy luật chung nhất của nghệ thuật mà thôi. Giọng điệu văn thơ cũng giản dị, chẳng thấy Bác cao đạo, đại ngôn, khẩu khí vĩ nhân bao giờ.
Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn chưa hiểu hết. Để dịch Ngục trung nhật kí của Bác, Viện Văn học đã tập trung những nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc do ông Nam Trân đứng đầu, thế mà dù đã cố gắng, nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên cứu phê bình, dịch thuật, thiếu tài năng, càng không phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ; thơ là văn tức là người là thế.
Còn có thể chỉ ra sự giản dị trong thơ, văn Bác ở lời, ở chữ, ở câu và nhiều chỗ khác nữa như sự giản dị có ở muôn nơi trong đời sống phong phú của Bác. Nhưng nói đến cùng giản dị, đơn giản trong cuộc sống, trong văn nghệ... ở Bác là do cội nguồn: giản dị của cách cảm, cách nghĩ.
Nghệ sĩ ưu tú Kim Liên, người vinh dự được nhiều lần gặp Bác, kể lại trong bữa cơm Bác mời ngày 17/7/1969, thấy Bác ăn ít quá, chị cố nài, Bác nói: Khi Bác ăn được thì không có cái để mà ăn. Khi có cái ăn thì ăn không được. Có lẽ không cần nói gì thêm về sự trung thực, giản dị của ý nghĩ, lời nói của Bác. Một đoạn khác, khi theo Bác lên nhà sàn - chị kể: Tôi không ngờ Bác Hồ, vị Chủ tịch nước kính yêu và vĩ đại của dân tộc, lại ở trong một gian phòng nhỏ, tiện nghi quá giản đơn, của cải chẳng có gì. Như hiểu được ý nghĩ của tôi, Bác nói giọng trầm buồn: Bác chẳng có gì cho cháu cả! Bác chỉ có cái thước mà lúc còn trẻ bôn ba qua các nước, Bác có nhặt được mảnh gỗ, tự tay đẽo thành một cái thước kẻ để dùng, nay Bác cho cháu để làm kỉ niệm. Tôi cầm cái thước mà rơm rớm nước mắt vì không ngờ Bác lại sống giản dị đến thế. Tôi phát hiện trên cái thước có ghi ba chữ cái: s N K (Suy nghĩ kĩ). Đến uyên thâm và vĩ đại như Bác mà khi viết và nói gì cũng phải: Suy nghĩ kĩ (bài Đóa sen hồng, báo Văn nghệ số 16, 17 ra ngày 28/4/1990).
Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống như trời đất của ta, hiểu được lẽ Trời đất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kì “từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do" (K. Marx).
Trích:
Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ninh
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Bình
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Toán lớp 9