Tập đọc: Người công dân số Một
Chính tả (Nghe - viết): Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Luyện từ và câu: Câu ghép - Tuần 19
Kể chuyện: Chiếc đồng hồ
Tập đọc: Người công dân số Một
Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 19
Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép - Tuần 19
Tập làm văn 2: Luyện tập tả người - Tuần 19
Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
Chính tả (Nghe - viết): Cánh cam lạc mẹ
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tiết 1)
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 20
Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng
Tập làm văn: Tả người - Tuần 20
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 20
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 20
Tập đọc: Trí dũng song toàn
Chính tả (Nghe - viết): Trí dũng song toàn
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Công dân (tiết 2)
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 21
Tập đọc: Tiếng rao đêm
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 21
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 21
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 21
Tập đọc: Lập làng giữ biển
Chính tả (Nghe - viết): Hà Nội
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22
Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng
Tập đọc: Cao Bằng
Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện trang 42
Luyện từ và câu 2: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 22
Tập làm văn: Kể chuyện - Tuần 22
Tập đọc: Phân xử tài tình
Chính tả (Nghe - viết): Cao Bằng
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự - An ninh
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 23
Tập đọc: Chú đi tuần
Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 23
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tuần 23
Tập làm văn: Trả bài văn kể chuyện - Tuần 23
Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê - đê
Chính tả (Nghe - viết): Núi non hùng vĩ
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trật tự - an ninh - Tuần 24
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 24
Tập đọc: Hộp thư mật
Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật - Tuần 24
Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng - Tuần 24
Tập làm văn 2: Ôn tập về tả đồ vật - Tuần 24
Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng
Chính tả (Nghe - viết): Ai là thủy tổ loài người?
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ - Tuần 25
Kể chuyện: Vì muôn dân
Tập đọc: Cửa sông
Tập làm văn: Tả đồ vật - Tuần 25
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ - Tuần 25
Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại - Tuần 25
Tập đọc: Nghĩa thầy trò
Chính tả (Nghe - viết): Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 26
Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Tập làm văn: Tập viết đối thoại - Tuần 26
Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu - Tuần 26
Tập làm văn: Trả bài văn tả đồ vật - Tuần 26
Tập đọc: Tranh làng hồ
Chính tả (Nhớ - viết): Cửa sông
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Truyền thống - Tuần 27
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 27
Tập đọc: Đất nước
Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối - Tuần 27
Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối - Tuần 27
Tập làm văn: Tả cây cối - Tuần 27
Tập đọc: Thuần phục sư tử
Chính tả (Nghe - viết): Cô gái của tương lai
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Tuần 30
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 30
Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam
Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật - Tuần 30
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 30
Tập làm văn: Tả con vật - Tuần 30
Tập đọc: Công việc đầu tiên
Chính tả (Nghe - viết): Tà áo dài Việt Nam
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ - Tuần 31
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 31
Tập đọc: Bầm ơi
Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh - Tuần 31
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 31
Tập làm văn 2: Ôn tập về tả cảnh - Tuần 31
Tập đọc: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Chính tả (Nghe - viết): Trong lời mẹ hát
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trẻ em - Tuần 33
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 33
Tập đọc: Sang năm con lên bảy
Tập làm văn: Ôn tập về tả người - Tuần 33
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 33
Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết)
Tập đọc: Lớp học trên đường
Chính tả (Nghe - viết): Sang năm con lên bảy
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Quyền và bổn phận
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 34
Tập đọc: Nếu trái đất thiếu trẻ em
Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh - Tuần 34
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu - Tuần 34
Tập làm văn: Trả bài văn tả người - Tuần 34
Đề 1
Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Phương pháp giải:
- Con lựa chọn một câu chuyện mình muốn kể.
- Nhớ lại các sự việc chính, sắp xếp các sự việc đó theo một trật tự hợp lí.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết:
Tôi và Quỳnh quen biết nhau từ những ngày hai đứa còn học mẫu giáo. Ngày ngày gắn bó với cô bạn nhỏ xinh khiến cho tình bạn giữa chúng tôi cứ lớn dần lên và thân thiết, khăng khít với nhau từ lúc nào chẳng hay. Giữa hai đứa đã có rất nhiều kỉ niệm, nhưng khó quên nhất đối với tôi lại chính là lần hai chúng tôi cãi nhau khi ở vườn hoa trong trường vào giờ giải lao.
Chuyện cách đây đã ba năm nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là chúa tể của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”.
Khi bác bảo vệ đã đi xa, bầu không khí đã dịu lại, tôi và Quỳnh không cãi nhau nữa mà chuyển sang một trạng thái im lặng đến đáng sợ. Có lẽ cả hai đứa chúng tôi đều vụng về trong cách thể hiện tình cảm, chưa biết phải mở lời như thế nào sau trận tranh cãi nảy lửa vừa rồi. Được một lúc Quỳnh quay sang cười làm hoà với tôi:
- Mình xin lỗi nhé, lúc nãy mình nóng quá!
Tôi vội vàng xua tay:
- Không, mình mới là người nóng nảy, lẽ ra mình nên đợi Quỳnh bày tỏ xong rồi mới lên tiếng.
Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ dường như đẹp hơn rất nhiều. Hai đứa chúng tôi cùng cười vui vẻ với nhau. Bạn bè thân thiết là như thế đấy, giây trước còn cãi nhau nảy lửa, giây sau đã lại có thể như không có chuyện gì. Làm bạn với nhau thật sự không thể tránh được những tranh cãi, nhưng điều quan trọng là chúng ta cần phải học cách hiểu nhau, học cách bao dung và vì nhau nhiều hơn nữa
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một trận tranh cãi ngốc xít, đổi lấy một lần hiểu nhau và biết vì nhau nhiều hơn.
Đề 2
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Phương pháp giải:
- Con lựa chọn một câu chuyện mình muốn kể.
- Nhớ lại các sự việc chính, sắp xếp các sự việc đó theo một trật tự hợp lí.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết:
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
Đề 3
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
Phương pháp giải:
- Con lựa chọn một câu chuyện mình muốn kể.
- Nhớ lại các sự việc chính, sắp xếp các sự việc đó theo một trật tự hợp lí.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết:
Tôi là người em trong câu chuyện Cây Khế. Mỗi lần nhớ lại chuyện xưa, lòng tôi nặng trĩu một nỗi buồn. Đó là nỗi buồn vì anh tôi đã vĩnh viễn ra đi bởi lòng tham lam vô độ.
Lúc sinh thời, bố mẹ tôi có một gia sản tương đối lớn. Khi họ mất đi, anh tôi giành hết nhà cửa, ruộng vườn, đất đai,... Anh chỉ để cho tôi một túp lều nhỏ và một cây khế. Tôi lúc nào cũng hiếu thuận nên nhất mực nghe theo, không dám đòi hỏi gì hơn.
Hằng ngày, vợ chồng tôi ra sức chăm bón nên cây khế mau đơm hoa, kết trái. Nhìn cây khế trĩu quả, vợ chồng tôi vui mừng khôn xiết. Cây khế đã trở thành nguồn sống của gia đình tôi.
Một ngày kia, bỗng có một con chim lạ từ đâu bay đến đậu trên cây khế. Chim thật đẹp. Bộ lông nó mịn màng như nhung, thân hình chim to lớn như đại bàng. Chim ăn khế nhà tôi rất nhiều, nó mổ hết quả này đến quả khác. Tôi thật xót lòng nhưng không nỡ xua đuổi chim đi. Tôi chi đứng dưới gốc mà than thở với chim rằng:
- Gia đình ta sống nhờ vào cây khế này thôi, nay chim ăn hết thì ta sống làm sao?
Tôi vừa dứt lời thì chim kêu lên thành tiếng:
“Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”
Thật ngạc nhiên! Tôi không nghĩ rằng chim sẽ giúp mình giàu sang, nhưng tôi vẫn bảo vợ may một cái túi vừa đúng ba gang. Sáng hôm sau, chim đến và đưa tôi đi lấy vàng, tôi vô cùng vui sướng vì quá nhiều vàng ở đấy, nhưng tôi chỉ lấy vừa đủ đựng vào túi rồi leo lên lưng chim để chim chở về nhà. Gia đình tôi đã trở nên giàu có từ dạo ấy. Tôi đã có cơ hội giúp đỡ người nghèo khó trong làng. Vợ chồng tôi thầm cảm ơn chim thần tốt bụng đã giúp đỡ chúng tôi. Chẳng bao lâu, anh tôi biết được sự việc trên nên sang nhà tôi đòi đổi gia sản của anh đế lấy lại cây khế. Vốn chiều lòng anh nên tôi chấp thuận. Tôi chỉ mong anh em thuận hòa và gia đình êm ấm. Thế là hằng ngày anh cứ đứng ờ gốc cây khế mà trông chờ chim lạ.
Sự chờ mong của anh cũng đến. Chim lạ bay tới ăn khế, anh tôi than thở với chim. Chim lạ cũng kêu thành tiếng như lần trước. Anh tôi mừng quá, lòng tham của anh trỗi dậy. Anh bảo vợ may cái túi mười hai gang để chuẩn bị đi lấy vàng. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến chở anh đi đến núi vàng. Đến nơi, chim đáp cánh xuống. Nhìn thấy vàng, anh hoa cả mắt. Anh không cầm được lòng tham nên cố lấy cho thật nhiều vàng. Anh đựng đầy vào túi mười hai gang và còn lấy thêm giấu vào trong người. Lúc về, chim bay qua giữa biển thì gặp cơn gió mạnh, chim mỏi cánh bảo anh thả bớt vàng xuống nhưng anh không chịu nghe lời, cứ khư khư ôm lấy túi vàng. Bỗng cánh chim chao đảo. Chim không chịu đựng được nữa vì quá nặng nên đã trút anh tôi cùng cái túi vàng xuống biển.
Tôi thật đau xót cho anh. Giá như anh tôi đừng tham lam thì đâu có kết cục bi thảm như thế. Từ câu chuyện về cây khế và chim thần, tôi muốn nhắn gửi mọi người một điều:
“Ở hiền thì được gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì”.
Tuần 12: Nhân một số thập phân với 10, 100,1000. Nhân một số thập phân với một số thập phân
Chương 2. Số thập phân. Các phép tính với số thập phân
PHẦN 1 : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
TẢ NGƯỜI
Tuần 28: Luyện tập chung về: Thời gian, vận tốc, quãng đường, ôn tập về số tự nhiên, phân số