Bài 14: Phân loại thế giới sống
Bài 15: Khóa lưỡng phân
Bài 16: Virus và vi khuẩn
Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật
Bài 18: Đa dạng nấm
Bài 19: Đa dạng thực vật
Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên
Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật
Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống
Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống
Bài 24: Đa dạng sinh học
Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Bài tập Chủ đề 8
I. Tế bào là gì?
Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo nên từ tế bào.
II. Hình dạng và kích thước của một số loại tế bào
- Các loại tế bào khác nhau có hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu, hình đĩa, hình nhiều cạnh, hình thoi, hình sao, …
- Tế bào thường rất nhỏ, kích thước 0,5 đến 100 micrômét (µm).
III. Cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật
- Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các thành phần cơ bản thực hiện chức năng nhất định của tế bào:
+ Màng tế bào là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào.
+ Tế bào chất là chất keo lỏng, chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
+ Nhân tế bào có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết hoạt động sống của tế bào.
- Lục lạp là bào quan có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật, chứa sắc tố quang hợp có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
Hình ảnh lục lạp quan sát dưới kính hiển vi
IV. Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
- Tế bào nhân sơ kích thước nhỏ bằng 1/10 tế bào nhân thực, không có nhân hoàn chỉnh và không chứa bào quan có màng.
- Tế bào nhân thực có nhân và các bào quan có màng.
V. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
- Cơ thể sinh vật lớn lên là nhờ sự lớn lên và sinh sản của các tế bào.
- Khi một tế bào lớn lên và đạt một kích thước nhất định sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra hai tế bào mới (phân bào).
- Ý nghĩa sự phân chia tế bào:
+ Làm tăng số lượng tế bào của cơ thể.
+ Thay thế các tế bào bị tổn thương hay chết.
VI. Thực hành quan sát tế bào
- Chuẩn bị: Kính lúp, kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, đìa petri, kim mũi mác, giấy thấm, lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt.
- Tiến hành:
Quan sát tế bào trứng cá:
1. Nhỏ một ít nước vào đĩa petri.
2. Dùng kim mũi mác khuấy nhẹ để trứng cá tách rời.
3. Quan sát hình dạng tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp.
Quan sát tế bào vảy hành:
Tế bào vảy hành qua sát dưới kính hển vi x40
1. Tách một vảy hành tây ra khỏi củ hành.
2. Dùng kim mũi mác khoanh một mảnh biểu bì có kích thước 1cm × 1cm và nhẹ nhàng tách lấy lớp biểu bì đó.
3. Đặt lớp biểu bì lên lam kính.
4. Nhỏ một giọt nước cất lên lớp biểu bì đậy lamen.
CHƯƠNG V: TẾ BÀO
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - CÁNH DIỀU SIÊU NGẮN
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
Đề kiểm tra 15 phút
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6