Mục I
I. DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU
Cuốc, xẻng, bình tưới - Phân bón hữu cơ (phân chuồng), phân lân, kali và vôi (nếu đất chua) - Cây giống: Chọn 1, 2 loại cây ăn quả trong các cây: cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vải, xoài… đã được ươm trong vườn ươm để đem trồng.
Mục II
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH
Bước 1: Đào hố đất. Kích thước của hố tuỳ thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.
VD:
+ Cây ăn quả có múi: Sâu 40 đến 60cm. Rộng 60 đến 80cm.
+ Cây nhãn: Đất đồng bằng: Sâu 50 đến 60cm, rộng 50 đến 60cm. Đất đồi: Sâu 80 đến 100cm, rộng 80 đến 100cm.
+ Cây vải: Đất đồng bằng: Sâu 40cm, rộng 80cm. Đất đồi: Sâu 60 đến 80cm, rộng 100cm.
+ Cây xoài: Đường kính hố: 80 đến 90cm, sâu 50 đến 60cm.
Bước 2: Bón phân lót. Trộn lớp đất mặt đào lên với phân hữu cơ từ 30 đến 50 kg/hố+phân hoá học (tuỳ loại cây) sau đó cho vào hố và lấp kín đất.
Bước 3: Trồng cây. Đào hố Bóc bỏ vỏ bầu Đặt bầu cây vào giữa hố Lấp đất cao hơn mặt bầu từ 3 đến 5cm và ấn chặt Tưới nước. Củng cố. Gv nhấn mạnh các yêu cầu kĩ thuật khi trồng cây ăn quả.
Mục III
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo nội dung:
- Sự chuẩn bị thực hành
- Thực hiện quy trình thực hành
- Số cây trồng được
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9
Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 5 - Sinh 9
Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải
Bài 19. Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ