Thực hành bài 31 trang 106 SGK Công Nghệ 8

I. CHUẨN BỊ 

Thiết bị : 

- Truyền động ma sát

- Truyền động xích

- Truyền động bánh răng

Dụng cụ : thước là thước, thước cặp, kìm, tua vít, mỏ lết.....

II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH 

1. Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích

Dùng thước là thước cặp đo đường kính các bánh đai ( đơn vị đo được tính bằng mm)

Đánh dấu để đếm số răng của các bánh răng của các đĩa xích, ghi số liệu đo và đếm ược vào báo cáo thực hành.

2. Lắp ráp các bộ truyền đồng và kiểm tra tỉ số truyền 

Lần lượt lắp ráp các bộ truền vào giá đỡ 

Đánh dấu vào một đểm của bánh bị dẫn, quay bánh dẫn và đếm số vòng quay của bánh dẫn.

Kết quả đo và đếm ghi vào bảng thực hành 

Kiểm tra tỉ số truyền 

3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của mô hình động cơ 4 kì 

-   Quay đều tay quay, quan sát sự lên xuống của pit-tồng và việc đóng mở các van nạp, van thải.

-   Dùng tay quay quay đều trục khuỷu

Quan sát mô hình động cơ 4 kì ở hình 31.1, tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu: cơ cáu trục khuỷu-thanh truyền; cơ cấu cam cần tịnh tiến đóng mở van nạp, van thả

Trả lời:

* Cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền:

Piston: Nằm ở bên trong động cơ, Piston được sử dụng để chuyển đổi năng lượng khi nhiên liệu bị đốt cháy và dãn nỡ trong buồng đốt đến trục khuỷu thông qua thanh truyền. Piston chuyển động tịnh tiến trong xi-lanh giữa Piston và xylanh có các vòng séc măng.

Trục khuỷu: Trục khuỷu là một bộ phận giúp chuyển đổi từ tịnh tiến của Piston sang chuyển động tròn

Thanh truyền: Thành truyền là một bộ phận truyền dao động từ Piston đến trục khuỷu

* Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc pit-tông chuyển động tịnh tiến trong xilanh, trục khuỷu quay tròn, còn thanh truyền là chi tiết truyền lức giữa pit-tông và trục khuỷu.

- Cơ cấu cam cần tịnh tiến đóng mở van nạp van thải:

* Cấu tạo: có trục cam

* Nguyên lý: Trục cam quay làm đóng mở van nạp, thải

III. BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Các số liệu thực hành

2. Trả lời các câu hỏi

1. Khi pit tông ở điểm cao nhất và thấp nhất , vị trí của thanh truyền và tay quay như thế nào ?

Trả lời:

Khi pistong ở điểm cao nhất và thấp nhất thì vị trí của trục khuỷu và tay quay có 1 điểm chung là tay quay sẽ vuông góc với thanh ngang (tay ngang) của trục khuỷu khi nhìn vào hình chiếu ngang (theo đúng kỹ thuật là hình chiếu đứng). Nhưng lúc này có 2 điểm để phân biệt:

1. Khi pistong ở vị trí cao nhất: Đỉnh của tay quay (phần nối với pistong) sẽ xa thanh ngang nhất. 

2. Khi pistong ở vị trí thấp nhất: Đỉnh của tay quay (phần nối với pistong) sẽ gần thanh ngang nhất. 

2. Tại sao khi quay tay quay thì van nạp và van thải lại đóng, mở được? Để van nạp và van thải đóng mở một lần thì trục khuỷu phải quay mấy vòng ? 

Trả lời:

- Khi quay tay quay, bánh xích gắn liền với tay quay sẽ dẫn động trục cam, thông qua sên cam. Các cam trên thân trục cam khi đó sẽ nén hoặc nhả các van nạp và van thải để điều khiển chúng đóng mở chính xác theo chu trình hoạt động của động cơ.

- Trong một chu trình hút, nén nổ, xả thì trục khuỷu phải quay 2 vòng. Trong khi đó van nạp chỉ đóng mở có 1 lần. Tương tự cho van xả

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?

Chương bài liên quan

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved