Phật giáo Việt Nam phát sinh và phát triển qua hàng ngàn năm. Đến thời Lý, trong thế kỉ XI, Phật giáo đã trở thành Quốc giáo của Đại Việt.
Một số kỉ lục tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam
Phật giáo Việt Nam phát sinh và phát triển qua hàng ngàn năm. Đến thời Lý, trong thế kỉ XI, Phật giáo đã trở thành Quốc giáo của Đại Việt.
Chùa chiền, tháp, chuông đồngng, bia đá... của Phật giáo gắn liền với nền văn hoá lâu đời của Đại Việt. Hiện nay, trên miền Bắc nước ta còn lưu giữ một số di tích - kỉ lục tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam.
1. Bệ đá toà sen - bệ đá Hương Trà có niên đại 1370, mang hình tượng một hương án. Ngự bệ là bộ tượng Tam Thế. Các Thiền sư, ni tăng thời Trần đã mua phiến đá hoa cương khổng lồ hết 20 quan tiền, thuê thợ đục chạm thành bệ đá toà sen.
2. Tấm bia đá của Giác Hải đại sư. Giác Hải đại sư từng được vua Lý Nhân Tông (1064-1127) trọng vọng và làm thơ tặng. Đại sư trụ trì tại chùa Nghĩa Xá (Viên Quang Tự, nay ở thôn Nghĩa Xá, xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định).
Chùa được xây dựng từ năm 1121, bên bờ nam sông Ninh Cơ thuộc hương Giao Thuỷ xưa. Chùa cổ thâm nghiêm có nhiều di vật quý giá, tiêu biểu là tấm bia đồ sộ nhất, cổ nhất của Phật giáo Đại Việt. Đó là tấm bia "Viên Quang tự bi minh tính tự” do Thiền sư Giác Hải soạn và cho khắc vào năm Thiền Phù Duệ Vũ thứ ba (1122). Nét khắc nay còn rõ, hàng chữ đều tăm tắp như sóng gợn, mây bay. Viên Quang tự bi là tấm bia đá cổ nhất của Phật giáo Việt Nam còn lại.
3. Bệ thờ bằng đá lớn nhất. Chùa Hương Trai (Hương Trai cổ tự) thuộc địa phận xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Sơn Tây, Hà Nội có di vật Bệ thờ bằng đá lớn nhất, cổ nhất, niên đại 1370 thời Trần. Bệ hình hộp chữ nhật làm bằng đá hoa cương nguyên khối, chiều dài 3,97m, rộng 1,6m, cao l,32m. Mặt bệ là toà sen khổng lồ tựa như đã mãn khai, với hai lớp cánh: một cánh ngửa, một cánh úp. Mặt và đế bệ nở to hơn phần thân; thân bệ thu nhỏ lại tạo thế chân quỳ dạ cái, làm nên dáng vững chãi cho bệ đá khổng lổ nặng hàng tấn. Mặt sau khắc bài văn bia chữ Hán nay nét chữ đã mờ càng gợi lên vẻ kì bí, uy nghiêm.
Cửu đỉnh trên sân Thế Miếu cố đô Huế
Ở Đại Nội, hiện còn khá nhiều tác phẩm nghệ thuật lớn bằng đồng dùng để trang trí tại các công trình kiến trúc, như Phường Môn (ở hai đầu cầu Trung Đạo), Nghê đồng (trên sân điện Thái Hoà và Thế Miếu), Vạc đồng (trên sân điện Cần Chánh, điện Càn Thành...), Lư đồng (trên sân Duyệt Thị Đường...), nhưng có giá trị đặc biệt hơn hết là 9 cái đỉnh đồng trên sân Thế Miếu, thường gọi là Cửu Đỉnh.
Cửu Đỉnh được bộ Công đúc tại Huế từ cuối năm 1835, đến đầu năm 1837 thì hoàn thành. Ngày 4-3-1837, triều đình tổ chức một cuộc lễ khánh thành rất lớn dưới sự chủ trì của vua Minh Mạng, và Cửu Đỉnh được đặt tại vị trí hiện nay.
Khi cho đúc Cửu Đỉnh, có lẽ vua Minh Mạng đã bắt chước vua Vũ nhà Hạ ngày xưa đúc 9 cái đỉnh tượng trưng cho 9 châu trong toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa (Chú Cửu Đinh dĩ tượng cửu châu). Nhưng, khi viết bài văn bia ở lăng Minh Mạng để ca tụng công đức của cha, vua Thiệu Trị lại ghi rằng: "Chú Cửu Đình dĩ tượng thành công". Cửu Đỉnh còn biểu thị ước mơ triều đại mãi mãi vững bền và cho thấy sự giàu đẹp của đất nước.
Khi đúc một đỉnh, bộ Công phải dùng 60 cái lò nấu đồng, mỗi lò nấu chảy được khoảng 35kg đồng, rồi tuần tự đổ vào khuôn. Khuôn đặt ngược xuống dưới lòng đất. Đồng nấu chảy đổ vào một trong ba chân đỉnh (Thái Văn Kiểm, cố đô Huế, Sài Gòn, 1960, tr.55).
Mặt trước mỗi hông đỉnh đều đúc nối 2 chữ Hán khá lớn mà chữ cuối luồn luôn không thay đổi là chữ ''Đỉnh" và chữ kia là tên gọi tắt miếu hiệu của từng vị vua nhà Nguyễn. "Cố những miếu hiệu của các ông vua đã chết; có các miếu hiệu của các ông vua tương lai". (Robert de la Susse, Le Palais Impérial, Revue ỉndocìúnoise, Janvier 1913, trang 25). Những chữ chỉ tên của các đỉnh ấy là "Cao" (miếu hiệu của vua Gia Long), "Nhân" (Minh Mạng), "Chương" (Thiệu Trị), ''Anh" (Tự Đức), ''Nghị'' (Kiến Phúc), "Thuần" (Đồng Khánh), "Tuyên" (Khải Định), ''Du" và "Huyền" (Hai tên đỉnh sau cùng này chưa kịp tượng trưng cho vua nào thì triều đại nhà Nguyễn chấm dứt vào năm 1945).
Ngoài ra, quanh hông mỗi đỉnh đều đúc nổi 17 cảnh vật của nước ta; chia làm 3 hàng, mỗi hàng bao gồm một chủng loại, và trên mỗi hình ảnh đều có khắc chữ chi tên từng cảnh vật.
Chín đỉnh được sắp thành một hàng ngang dưới thềm Hiển Lâm Các, nằm theo thứ tự đối diện với các án thờ trong Thế Miếu (trừ 2 đỉnh 2 đầu). Riêng "Cao đỉnh" được đặt hơi nhích về phía trước tám đỉnh kia một khoảng gần 3m, vì vua Minh Mạng cho rằng vua Gia Long là vị vua có công lớn nhất đối với triều đại.
Kích thước và trọng lượng các đỉnh không bằng nhau. Đỉnh cao nhất là 2,5m và nặng nhất là 2601kg (Cao Đỉnh). Đỉnh thấp nhất là 2,3m và nhẹ nhất là 1935g (Huyền Đỉnh).
Các cặp quai trên miệng Cửu Đỉnh đều đúc với các dạng khác nhau: cặp vuông, cặp tròn, cặp xoắn như dây thừng... chân mỗi đỉnh cũng một khác, có bộ thẳng, có bộ uốn khúc theo kiểu chân quỳ của sập gụ.
Các cảnh vật trên hông Cửu Đinh lại càng khác nhau hơn. Bằng nghệ thuật đúc nổi và chạm khắc tinh vi, các nghệ nhân thời Minh Mạng đã thể hiện một cách khái quát nhưng súc tích sự giàu đẹp của Tổ quốc: tinh tú, núi sông, cửa biển, cửa ải, cây cối, hoa cỏ, động vật, binh khí, xe thuyền... Nếu ở Tuyên Đỉnh có hình ảnh sông Hồng thì Huyền Đỉnh có sông Cửu Long và Nhân Đĩnh có sông Hương. Nếu Cao Đỉnh có cọp trên rừng thì Nhân Đỉnh có cá voi dưới biển. Các hình ảnh đều biểu hiện những cái có thật và rất gần gũi với người Việt Nam.
Ngoài tính dân tộc, 153 hình ảnh trên hông Cửu Đỉnh còn mang đậm tính dân gian, gắn liền với cuộc sống ở chốn đồng nội. Bên cạnh rồng, công, voi, ngựa còn có những con vật bình thường mà nông dân ta tiếp xúc hằng ngày như gà, lợn cú, hến, đuông dừa, cà cuống... Bên cạnh cây gỗ lim, quế, thông,, còn có những loại thảo mộc rất thông dụng đối với mọi người như lúa, trầu, mít, củ hành, củ nghệ, rau tía tô, cây đậu phụng...
Theo một nhà nghiên cứu thời Pháp thì Cửu Đỉnh đã "tạo thành một bản tư liệu biểu tỏ kiến thức bách khoa của các vị nho sĩ thông thái trong triều đình Huế năm 1836", tài liệu được giữ nguyên vẹn dưới mắt chúng ta trong khi những tài liệu khác đã bị tiêu huỷ hoặc bị "sai lạc" (R. P.Barnouin, Les bas - reliefs (Jes unies dynastiques de Hué, B.S.E.I..., số 3, 1974, Ir. 426). Khi đã xem xét tất cả các hình anh trên Cửu Đinh, có lẽ mọi người dễ dàng đồng ý với nhau rằng: "Đáy là cuộc triển lãm bao gồm những tác phẩm mĩ thuật rất tinh tế với nhiều kĩ xảo, tinh thần khoa học, lại xây dựng trên đời sống trí tuệ và tâm linh của của một dân tộc mà cho đến ngày nay giá trị ấy càng được xác định hơn. Tâm hồn của đất nước truyền thống biểu hiện tài tình... để ca ngợi tổ quốc hoa gấm, nước biếc non xanh giàu đẹp, vững bền" (Huỳnh Hữu Uy, Cửu Đỉnh - Biểu tượng của văn hoá và nghệ thuật Huế, Đất mới, Bộ 2, số 3, tháng 3-1990).
Xét chung về hình thức, với vẻ giống nhau trong tổng thể và khác nhau trong chi tiết như đã nói trên, có lẽ các tác giả tạo hình Cửu Đỉnh muốn biểu hiện những biến tấu riêng rẽ trong một chủ đề nhất quán; hay nói cách khác, họ muốn diễn tả sự phong phú và đa dạng của đất nước và con người trong một thể thống nhất: Việt Nam dưới thời Minh Mạng là một giang sơn đã được thống nhất hoàn toàn
Cửu Đỉnh là một tác phẩm nghệ thuật lớn bằng đồng, có giá trị vẽ nhiều mặt. Nó vừa biểu hiện một trình độ hiểu biết uyên bác, vừa hàm chứa tinh thần dân tộc đậm đà, vừa cho thấy kĩ thuật đúc đổng điêu luyện có truyền thống của Việt Nam vào nửa đầu thế kỉ XIX. Đáng tự hào biết bao khi đứng trước một di sản văn hoá nghệ thuật quý báu như vậy của tiền nhân!
Phan Thuận An (Kinh thành cổ kính - Cố đô Huế đẹp và thơ)
Rối nước
Một số nhà nghiên cứu văn hoá dân gian cho biết rối nước xuất hiện rất sớm, từ đời Lý, thế kỉ XI. Đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước của quê ta.
Rối nước phản ánh tinh thần, đời sống vật chất của làng quê, đồng quê. Với các tích trò, các cảnh như đi cấy, đi cày, gặt lúa, câu cá, chăn trâu, cảnh hội hè đình đám như đánh đu, hát đối đáp, vật cù, thổi sáo, v.v... Con trâu, con bò, con gà, con chó, con mèo,... rất ngộ nghĩnh, hồn nhiên; o mận, o mơ,... với yếm đào, nón quai thao, duyên dáng, đa tình... đều được nói đến trong rối nước.
Nghệ thuật rối nước gắn liền với nghệ thuật điêu khắc dân gian, nghệ thuật sáng tác các tích trò, kĩ thuật điều khiển rối,... Con rối nước được làm từ gỗ sung, đẽo gọt theo hình dáng của từng nhân vật, con vật. Con rối được phơi khô, được quét vài lớp sơn trang trí và không bị ngấm nước. Hình ảnh chú Tễu với cái đầu tròn to, vắt vẻo trên lưng trâu say sưa thổi sáo, hình ảnh anh trai làng mở túi lấy trầu mời o thôn nữ gánh nước qua đình, hình ảnh thầy đồ cóc, bác xã trưởng, v.v... đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về sinh hoạt làng quê.
Nơi diễn rối nước là cái ao làng hình tròn hoặc bán nguyệt, có bờ xây xung quanh. Giữa ao là thuỷ đình, mái ngói uốn cong, để nghệ nhân ngồi điều khiển các con rối nước lúc diễn trò.
Xem thêm:
Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh siêu ngắn
Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) siêu ngắn
Làng Nguyễn, làng Đông Các (Thái Bình), làng Đào Thục (Đông Anh), làng Hoành (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Nam Trực (Nam Định), Thạch Thất (Hà Nội),... có phường múa rối nước lâu đời từng được gần xa truyền tụng. Đoàn múa rối nước làng Nguyễn (Thái Bình) đã từng sang Pháp, I-ta-li-a, Đức,... biểu diễn, được bạn bè quốc tế ngợi khen. Báo chí châu Âu gọi "Múa rối nước là linh hồn của nghệ thuật Việt Nam".
Hiện nay ở nước ta, ngoài nhà hát múa rối nước Trung ương, còn có nhà hát múa rối nước Thăng Long, nhà hát múa rối Huế, và một số ít phường rối nước. Múa rối nước xa dần ao làng thân thuộc bình dị; các rối công, rối phượng, chú Tễu,... chỉ còn lại trong mơ. Trong các hội làng, rối nước hầu như ít được nhắc đến.
Bài 2: Liêm khiết
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 10
TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA HỌC 8 TẬP 2
Unit 3: At Home - Ở nhà
Unit 13: Festivals - Lễ hội
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8