Dàn ý
1. Mở bài: giới thiệu yêu cầu đề bài: thuyết minh về lễ hội quan trọng tết trung thu.
– Cứ đến 15 tháng 8 âm lịch, khắp nơi rộn ràng trong tiếng trống, tiếng trẻ em nô đùa trong không khí trăng rằm.
– Tết trung thu ngày lễ thiếu nhi của nhiều quốc gia châu Á.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc Tết Trung thu
– Tết Trung thu lễ hội bắt nguồn từ thời gian nào tuy nhiên ra đời tại Trung Quốc.
– Một vài quốc gia châu Á theo lịch âm tổ chức ngày lễ này như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan….
+ Trung Quốc: Tết Trung thu có từ thời vua Đường Minh Hoàng khi nhà vua tản bộ đêm rằm tháng 8 Âm lịch, gặp đạo sĩ La Công Viễn đưa nhà vua lên cung trăng. Sau khi trở về nhà vua ra lệnh vào đêm rằm tháng 8 tổ chức rước đèn và ăn mừng, vì vậy có nhiều người cho rằng Tết Trung thu có từ thời vua Đường Minh Hoàng.
+ Truyền thuyết khác: câu chuyện Hằng Nga và Hậu Nghệ.
b. Đặc điểm Tết Trung thu
Thời gian: ngày 15 tháng 8 Âm lịch mỗi năm.
Đồ vật, món ăn
+ Bánh nướng, bánh dẻo.
+ Trứng muối với ý nghĩa giúp mọi sự viên mãn.
+ Mâm ngũ quả nhiều loại trái cây khác nhau. Có quả chín và quả còn xanh đại diện cho âm dương hòa hợp.
+ Trẻ em được rước đồ chơi như đèn ông sao, đèn kéo quân,…
c. Hoạt động
– Rước đèn: lễ rước đèn cho trẻ em vui chơi, đi khắp thôn xóm. Chiếc đèn lồng nhiều hình dáng, có nhiều ánh sáng hòa cùng với sự vui vẻ, nhộn nhịp của trẻ em.
– Múa lân (Múa sư tử): thành lập đội múa lân. Những con lân múa theo tiếng trống cùng với các nhân vật như Tôn Ngộ Không, Bát Giới…
+ Bày cỗ: Mâm cỗ Trung thu thường có nhiều hoa quả, bánh kẹo. Khi nào trăng lên đỉnh đầu chúng ra được tham gia phá cỗ. Trò chơi vui đùa với nhau rất vui vẻ.
d. Ý nghĩa
– Tết của thiếu nhi tham gia vào lễ hội truyền thống và nhiều ý nghĩa của đất nước.
– Tết Trung thu lễ hội mong cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
– Tết Trung thu những thành viên trong gia đình quây quần và sum họp bên nhau.
3. Kết bài
– Nêu ý nghĩa tết trung thu trong cuộc sống hiện đại.
– Suy nghĩa của bản thân về ngày Tết trung thu truyền thống.
Bài mẫu
“Tùng rinh rinh tùng tùng rinh rinh, đây ánh sao vui chiếu sao muôn màu; tùng rinh rinh rinh rinh tùng rinh rinh” Câu hát đồng dao vang lên rất đỗi quen thuộc của lũ trẻ thơ mỗi độ thu về. Nhà nhà nô nức; trẻ con háo hức; quây quần sum vầy ấm áp trong tiết thu dịu nhẹ của ngày tết đoàn viên- Tết trung thu.
Tết trung thu có tên gọi khác là tết trông trăng; rằm trung thu là một trong những lễ hội truyền thống đặc trưng của người dân Việt Nam. Hằng năm cứ vào đầu tháng 8 âm lịch là mọi công đoạn lại được chuẩn bị tươm tất để đón tết trung thu. Tết trung thu được diễn ra chính thức vào đúng độ trăng tròn nhất; đẹp nhất trong năm; đó là rằm tháng 8 âm lịch.
Tết trung thu bắt nguồn từ nhiều điển tích cổ xưa và được nhiều nguồn khác nhau ghi lại như: Sự tích chú cuội cung trăng; Hằng nga; Hậu duệ;.. Nhưng dù ở góc độ nào thì Tết trung thu vẫn mang ý nghĩa biểu tượng cho ước mơ về một cuộc sống ấm no; vui vẻ; may mắn; thịnh vượng và an lành.
Với nội hàm sâu sa như vậy, cho nên các khâu chuẩn bị cũng như tổ chức Trung thu được người dân Việt Nam rất chú trọng; kĩ lưỡng. Ngày hội chính diễn ra vào ngày 15/8 nhưng mọi hoạt động vui chơi thường được bắt đầu sớm hơn. Điểm qua những nét đặc trưng của Trung thu Việt Nam để cảm nhận rõ hơn về ngày lễ tết này nhé.
1. Bánh trung thu
Đây là món quà tinh thần không thể thiếu trong dịp lễ quan trọng thế này. Bánh trung thu có 2 loại là bánh dẻo và bánh nướng. Mỗi loại bánh lại có những loại nhân hương vị khác nhau như: hạt sen; trứng muối; đậu xanh; thập cẩm; khoai môn;… Những hương vị mặn ngọt khác nhau hòa quyện trọng chiếc bánh làm nên vị đậm đà cho từng chiếc bánh. Người ta thường mua bánh trung thu để thờ cúng tổ tiên; để làm quà biếu với mong ước mọi thứ được tròn đầy; viên mãn. Trong ngày hội trăng rằm được nhấm nháp miếng bánh dẻo thơm bên li trà xanh ấm áp tình thương gia đình thì còn gì tuyệt vời hơn cả.
2. Rước đèn
Đây là hoạt động được mong chờ nhất mỗi độ thu về. Đó là những hàng dài trẻ con từ mọi nhà; mọi đường làng ngõ xóm đổ về nối từng hàng dài tăm tắp. Trên tay đứa nào cũng chuẩn bị sẵn một chiếc đèn, nào đèn cá chép; đèn kéo quân; đèn ông sao; đủ màu sắc rực rỡ; âm thanh ánh sáng chan hòa hát vang câu ca : “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu; cánh đây rất dài cành cài qua đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang; ánh sao tươi màu của đêm rằm liên hoan.” Diễu hành qua khắp các nẻo đường. Ngày nay cũng với sự phát triển của kinh tế- xã hội rước đèn được xem như một lễ hội tiêu biểu của ngày tết trung thu. Nhiều địa phương còn chuẩn bị công phu các loại đèn kĩ thuật để phục vụ cho người dân vui chơi đón tết. Có thể kể đến lễ hội rước đền tại Phan Thiết hay tại Tuyên Quang đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
3. Múa lân
Múa lân hay còn gọi là múa sư tử. Một hoặc hai người sẽ đội đầu con lân để múa, một người sẽ đeo mặt nạ. Hai nhóm đó sẽ hòa hợp với nhau nhảy múa những điệu múa kĩ nghệ; đẹp mắt theo nhịp trống luân hồi. Múa lân được tổ chức nhộn nhịp nhất là vào đêm 14 với màn phun lửa đầy ấn tượng. Ở nhiều vùng quê các tốp múa lân thường vào từng nhà múa để mang lại niềm vui; may mắn; thịnh vượng an lành cho các gia chủ.
4. Phá cỗ
Mâm cỗ truyền thống đêm trăng rằm của người Việt cổ gồm có: Bưởi ở giữa; chuối; hồng; thị; táo; lê; cốm bánh nướng bánh dẻo bày xung quanh. Mỗi loại quả mang một màu sắc xanh; đỏ khác nhau tạo nên một tổng thể sâu sa, tượng trưng cho cái an yên của đất trời, vạn vật. Tuy xã hội ngày càng hiện đại nhưng đến ngày nay mâm cỗ trung thu vẫn còn nguyên những giá trị truyền thống của nó. Mâm cỗ được trưng lên để thờ cúng tổ tiên. Sau đó vào đúng thời khắc trăng lên đến đỉnh đầu cả nhà sẽ quây quần bên nhau phá cỗ; ngắm trăng; sẻ chia những tình thương ấm áp; ngọt ngào.
5. Đồ chơi trung thu
Trung thu là tết thiếu nhi; là sân chơi cho các em nhỏ; động viên; khích lệ các em vào năm học mới. Chính vì lẽ đó trung thu là dịp triển lãm cho nhiều món đồ chơi thú vị. Các món đồ chơi truyền thống không thể không nhắc đến như: Trống cơm; đầu sư tử; kèn; đèn kéo quân; đèn lồng; đèn ông sao; mặt nạ;… từng gắn với tuổi thơ dữ dội của biết bao các anh các chị. Công nghiệp hóa; hiện đại hóa cho ra đời nhiều món đồ chơi thông minh cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh và trẻ nhỏ như: Gậy tôn ngộ không; bồ cào chư bắt giới; mặt nạ biến hình; xe ô tô; máy bay điều khiển từ xa;.. Thị trường đồ chơi là thị trường sôi động tại thời điểm này.
6. Đốt lửa trại
Tết trung thu là dịp để mội người gặp mặt thư giản sau những ngày tháng mệt nhọc. Ở các địa phương thương tổ chức các chương trình văn nghệ; cắm trại để gắn kết mọi người; đem lại cho các em nhỏ một sân chơi lành mạnh và bổ ích. Mọi hoạt động vui chơi, giải trí sẽ được diễn ra chủ yếu trong đêm 14 rạng sáng ngày 15. Tay trong tay cùng quây quần đốt lửa trại và nhảy múa ca vàng cầu cho mưa thuận gió hòa; mùa màng bội thu; đất nước thịnh trị đã trở thành một trong những nét văn hóa không thể thiếu của người Việt.
Tết trung thu là một trong những ngày tết trọng đại dân tộc Việt Nam, là dịp gia đình quây quần đoàn tụ; là thời khắc đoàn viên đầy nghẹn ngào, sâu lắng. Dù ai đi đâu làm đâu cũng mong muốn và khát khao được trở về đón trăng rằm với bạn bè; người thân. Trung thu là những phút giây để sẻ chia yêu thương ngọt ngào nồng đượm của các cặp đôi yêu nhau; là cơ hội cho con trẻ vui chơi; cho bố mẹ thư giản. Trung thu mang đến cho ta những khoảng khắc đáng giá và cả những ước mong, khao khát cho tương lai. Nhắc đến trung thu trong lòng ai cũng vương lên một nỗi niềm man man; háo hức đầy mong chờ.
Trăng là đề tài muôn thưở và chứa đựng biết bao ân tình nghĩa nặng: “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng; Cúi đầu nhớ cố hương; Trông trăng lại nhớ đến người đêm trăng.” Và vì thế Tết trung thu cũng mang những giá trị; những tình cảm quý báu. Dù cuộc sống đổi thay, tết trung thu đã có nhiều điều đổi mới nhưng vẫn đậm đà biết bao nét hương cổ quê nhà. Tết trung thu- Tết của tình thân tết của mọi nhà.
Nguồn: Sưu tầm
Chủ đề 9. Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề
Cumulative review
Bài 9
Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8