Làng tranh Đông Hồ
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh
Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được nhiều người biết đến - Làng tranh Đông Hồ.
Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hô xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phòng) đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18km nữa, qua các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ trái, gặp điếm canh đê thứ hai sẽ có biên chi đường xuống làng Đông Hồ.
Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như làng tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Lảng Mái có lịch có lề - Có sông tắm mát, có nghề làm tranh". Qua nhiều thế kỳ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Không khí sầm uất vào cừ tháng mười một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông xứ Đoài ghé bến "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương hai năng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ nọ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ẩn hiện la đà trên các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sống chủ yếu bằng nghề làm tranh. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cầm, kì, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú tao nhã của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Tranh làng Đông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; môi màu dùng một bản, và bản nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kĩ năng cầu kì nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván gỗ một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường các tờ tranh không lớn quá 50cm mồi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kĩ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chắt điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hòa quyện in tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rôi lây than của nó; màu xanh lây từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp. Xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lí hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói của những bộ tứ bình, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa. Một nhà thơ xứ Kinh Bắc đã viết:
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế... không thể có sắc màu muôn hồng tía của tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đựng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoa vàng hay vàng đỏ.
Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Bà Trưng, Bà Triệu; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiêu, Thạch Sanh; phó biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà đàn (xem thêm bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh ghen, Chăn trâu thổi sáo, Nhà nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa. Tranh Đông Hồ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi thể hiện mong muốn về sự sung túc.
Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thông như tên thân, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.
Theo thời gian, làng tranh cùng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hồi Pháp thuộc, người ờ nhà Bác cố thỉnh thoảng lại đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bân khắc tranh nữa! Nhà cụ Lử có bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ ta phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã có một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.
Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ về tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội hoạ, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tô Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ. cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: tranh Đông Hồ.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc, xuất xứ
- Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- Căn cứ vào các gia phả trong làng thì muộn nhất là vào đời Lê, tức là cách đây khoảng 500 năm.
- Còn theo lịch sử của làng thì gia đình đã gắn bó với nghề lâu nhất ở đây là gia đình ông Nguyền Đăng Chế. Đến nay, gia đình ông đã có 20 đời làm nghề. Cả đại gia đình ông ba thế hệ đều tâm huyết với tranh Đông Hồ.
b. Cách làm
- Khác với nhiều loại tranh trên thị trường hiện nay, tranh làng Đông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà là dùng ván để in.
- Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu.
- Những người vẽ mẫu vào bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao.
- Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cùng có thể phết màu lên ván rồi in.
- Giấy dùng in tranh là loại giấy dó mịn mặt.
- Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ.
- Để có được một bức tranh đẹp, các màu in tranh thường được lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó, màu xanh lấy từ vỏ lá tràm, màu vàng lay từ hoa hoè, màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp...
- Những năm gần dây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hóa chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu, sắc nét như tranh làm truyền thống. Đã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc sẽ bị phai nhạt, không bền màu.
- Tranh dân gian Đông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần như tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc.
- Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thế hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.
3. Kết bài
- Ý nghĩa của tranh Đông Hồ đối với văn hóa Việt Nam.
- Cần có những phương án để bảo tồn và phát triển loại tranh dân gian này.
Bài mẫu
Làng tranh Đông Hồ
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh
Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được nhiều người biết đến - Làng tranh Đông Hồ.
Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hô xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phòng) đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18km nữa, qua các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) là đến phố Hồ - huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ trái, gặp điếm canh đê thứ hai sẽ có biên chi đường xuống làng Đông Hồ.
Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như làng tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Lảng Mái có lịch có lề - Có sông tắm mát, có nghề làm tranh". Qua nhiều thế kỳ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Không khí sầm uất vào cừ tháng mười một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông xứ Đoài ghé bến "ăn tranh". Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương hai năng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ nọ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ẩn hiện la đà trên các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sống chủ yếu bằng nghề làm tranh. Nghề làm tranh trong làng rất được trọng vọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cầm, kì, thi, họa đều được mọi người vị nể (cũng là theo cái thú tao nhã của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Tranh làng Đông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; môi màu dùng một bản, và bản nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kĩ năng cầu kì nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván gỗ một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường các tờ tranh không lớn quá 50cm mồi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kĩ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chắt điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hòa quyện in tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rôi lây than của nó; màu xanh lây từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp. Xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lí hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói của những bộ tứ bình, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa. Một nhà thơ xứ Kinh Bắc đã viết:
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế... không thể có sắc màu muôn hồng tía của tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đựng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoa vàng hay vàng đỏ.
Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Bà Trưng, Bà Triệu; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiêu, Thạch Sanh; phó biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà đàn (xem thêm bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh ghen, Chăn trâu thổi sáo, Nhà nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa. Tranh Đông Hồ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi thể hiện mong muốn về sự sung túc.
Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thông như tên thân, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.
Theo thời gian, làng tranh cùng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Các cụ nghệ nhân trong làng kể lại: Hồi Pháp thuộc, người ờ nhà Bác cố thỉnh thoảng lại đánh xe ô tô về mua tranh, thậm chí mua cả bân khắc tranh nữa! Nhà cụ Lử có bản khắc tranh gà rất quý đưa đi đóng cửa chuồng gà, người Pháp phát hiện ra hỏi mua cụ bán liền. Nghĩ lại mà tiếc! Còn nhớ cái thuở Tây càn, dân làng Hồ chạy loạn, binh lửa chiến tranh liên miên và cái khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của thiên nhiên miền Bắc, ván khắc tranh bị hỏng và thất lạc khá nhiều. Bản gốc tranh Đánh ghen, Gà đại cát, lợn ăn lá dày cũng không còn nữa. Sau ngày Hòa Bình lập lại thấy trên báo Pháp có in tranh dân gian làng Hồ, Chính phủ ta phải liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin cho khắc lại ván tranh để bảo tồn. Đã có một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.
Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm "cực thịnh", đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ về tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội hoạ, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô Tô Nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ. cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.
Nguồn: Sưu tầm
CHƯƠNG 9. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
CHƯƠNG IV. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG – HÌNH CHÓP ĐỀU
Chủ đề I. Phản ứng hóa học
Bài 31
CHƯƠNG 2. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8