Bài 1
Cho bảng số liệu về số học sinh đã đến thư viện vào mỗi buổi sáng và chiều trong một tuần học.
Dựa vào bảng trên trả lời câu hỏi:
a) Mỗi cột của bảng cho biết điều gì? Mỗi hàng của bảng cho biết điều gì?
b) Trong ngày thứ Ba, có bao nhiêu học sinh đến thư viện vào mỗi buổi?
c) Có bao nhiêu học sinh đến thư viện vào mỗi buổi chiều?
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng số liệu đã cho để trả lời câu hỏi của đề bài.
Lời giải chi tiết:
a) Mỗi cột của bảng cho biết số học sinh đến thư viện mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu.
Mỗi hàng của bảng cho biết số học sinh đến thư viện mỗi buổi sáng và chiều từ thứ hai đến thứ sáu.
b) Trong ngày thứ Ba, có 35 học sinh đến thư viện vào buổi sáng; có 40 học sinh đến thư viện vào buổi chiều.
c) Số học sinh đến thư viện vào mỗi buổi chiều là:
Thứ Hai: 60 học sinh
Thứ Ba: 40 học sinh
Thứ Tư: 34 học sinh
Thứ Năm: 60 học sinh
Thứ Sáu: 65 học sinh
Bài 2
Cho bảng số liệu về số tiền tiết kiệm được của các bạn Nam, Việt và Mai trong một tuần.
a) Tính số tiền tiết kiệm được của Việt và của Mai.
b) Bạn nào tiết kiệm được nhiều nhất? Bạn nào tiết kiệm được ít tiền nhất?
c) Các bạn dự định dùng tiền tiết kiệm trong tuần đó để mua truyện. Biết 1 quyển truyện có giá 13 000 đồng. Hỏi những bạn nào đã có đủ tiền mua truyện?
Phương pháp giải:
a) Tính số tiền tiết kiệm được của Việt và của Mai.
b) Dựa vào ý a tìm ra bạn nào tiết kiệm được nhiều nhất; bạn nào tiết kiệm được ít nhất.
c) So sánh tổng số tiền tiết kiệm của mỗi bạn với 13 000 đồng từ đó trả lời những bạn đã có đủ tiền mua truyện.
Lời giải chi tiết:
a) Số tiền tiết kiệm của Việt là 5 000 x 2 + 10 000 = 20 000 đồng.
Số tiền tiết kiệm của Mai là 1 000 x 5 + 2 000 x 5 = 15 000 đồng
b) Việt tiết kiệm được nhiều tiền nhất; Nam tiết kiệm được ít tiền nhất.
c) Ta có 20 000 đồng > 13 000 đồng; 15 000 đồng > 13 000 đồng.
Vậy bạn Việt, Mai đã có đủ tiền mua truyện.
Bài 3
Rô-bốt gói ba món quà (tháp vòng, quả bóng, khối ru-bích) vào ba chiếc hộp giống hệt nhau:
Mỗi bạn Mai, Việt và Nam lần lượt chọn một hộp quà bất kì. Vậy Mai có thể chọn được chiếc hộp đựng món quà nào?
Phương pháp giải:
Mô tả khả năng xảy ra khi Mai chọn một hộp quà bất kì.
Lời giải chi tiết:
Các khả ngăn có thể xảy ra:
Mai có thể chọn được chiếc hộp đựng tháp vòng
Mai có thể chọn được chiếc hộp đựng quả bóng.
Mai có thể chọn được chiếc hộp đựng khối ru-bích.
Bài 4
Trong chiếc mũ ảo thuật có 2 con thỏ trắng và 1 con thỏ nâu
Nếu nhà ảo thuật cú mèo lấy cùng một lúc 2 con thỏ ra khỏi chiếc mũ đó, thì những sự kiện nào có thể xảy ra?
Phương pháp giải:
Mô tả khả năng xảy ra khi nhà ảo thuật cú mèo lấy cùng một lúc 2 con thỏ ra khỏi chiếc mũ
Lời giải chi tiết:
Nếu nhà ảo thuật cú mèo lấy cùng một lúc 2 con thỏ ra khỏi chiếc mũ đó, thì có 2 khả năng xảy ra:
- Nhà ảo thuật có thể lấy được 1 con thỏ trắng và 1 con thỏ nâu.
- Nhà ảo thuật có thể lấy được 2 con thỏ trắng.
Tiếng Việt 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Chủ đề 2: Khám phá bản thân
Unit 4: I love my room.
Chủ đề 6: Em yêu quê hương
NGHE VÀ KỂ LẠI CÂU CHUYỆN
Bài tập cuối tuần môn Toán Lớp 3
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 3
Cùng em học Toán Lớp 3
SGK Toán - Cánh diều Lớp 3
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 3