Tóm tắt Bài 1
Vở kịch gồm năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517.
Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa kinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ đã từ chối dù bị đe doạ kết tội tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Tràng đài vì đây là cơ hội để Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, “Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện…”. Vũ đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng đài. Nhưng Cửu Trùng đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu trùng đài bị thiêu trụi.
Tóm tắt Bài 2
Vĩnh biệt cửu trùng đài viết về thời nhà Lê, có vua Lê Tương Dực nổi tiếng hưởng thụ, chểnh mảng triều chính. Vũ Như Tô một kiến trúc sư có đức và có tài. Tại kinh thành Thăng Long vua ra lệnh cho Vũ Như Tô phải thiết kế và xây dựng Cửu trùng đài phục vụ ăn chơi. Vũ Như Tô từ chối mặc dù vua dọa giết chết vì làm trái lệnh. Biết tin có binh biến, bạo loạn nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô, Đan Thiềm hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ khăng khăng không nghe vì tự thấy mình không có tội. Cuối cùng, khi Đan Thiềm bị bắt, quân khởi loạn đốt Cửu Trùng đài, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ.
Tóm tắt Bài 3
Vở kịch Vĩnh biệt cửu trùng đài viết về thời nhà Lê đó là vua Lê Tương Dực nổi tiếng hưởng thụ, chểnh mảng triều chính. Vũ Như Tô một kiến trúc sư có đức và có tài. Tại kinh thành Thăng Long vua ra lệnh cho Vũ Như Tô phải thiết kế và xây dựng Cửu trùng đài phục vụ ăn chơi. Vũ Như Tô từ chối mặc dù vua dọa giết chết vì làm trái lệnh. Cung nữ Đan Thiềm cũng đã hết lòng thuyết phục Vũ Như Tô về một công trình nguy nga để lại tiếng thơm cho đời. Xây dựng cửu trùng đài vốn trái ý nhân dân. Quận công Trịnh Duy Sản lôi kéo và giết chết Vũ Như Tô, còn Cửu trùng đài bị đốt phá.
Bố cục
Văn bản chia thành 2 phần:
- Phần 1 (từ lớp I đến lớp VI): Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô với Đan Thiềm, cung nữ và nội giám, Vũ Như Tô bàng hoàng nhận ra bi kịch đang cận kề.
- Phần 2 (từ lớp VII đến lớp IX): Quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài và kết án Vũ Như Tô.
Nội dung chính
Văn bản là những xung đột, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích. Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.
Chương 5. Hidrocacbon No
Chủ đề 4: Chiến thuật thi đấu cơ bản
Chương II. Vật liệu cơ khí
Chủ đề 3: Kĩ thuật động tác giả và chiến thuật tấn công
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 1
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11