I. Tác giả
1. Cuộc đời
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu.
- Quê cha ở Thừa Thiên – Huế, ông được sinh tại quê mẹ ở Gia Định.
- Cuộc đời Nguyễn Ðình Chiểu gặp nhiều khổ đau, bất hạnh
- Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu đã ngẩng cao đầu sống một cuộc sống có ích.
2. Sự nghiệp văn chương
- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị.
Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Đình Chiểu:
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Vị trí đoạn trích
- Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu của truyện:
Vân Tiên trên đường lên Kinh Đô dự thi, chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành. Chàng đã bẻ cây bên đường làm gậy. Xông thẳng vào những kẻ trong tay có vũ khí. Chàng đã đánh tan chúng, cứu được Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên.
b. Xuất xứ
- “Truyện Lục Vân Tiên” là truyện thơ Nôm, được viết vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX. “Truyện Lục Vân Tiên” là sách gối đầu giường của người Nam Bộ, là tiếng lòng của người miền Nam.
- Truyện có kết cấu theo kiểu truyền thống của truyện phương Đông, theo chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời của nhân vật chính.
c. Nội dung chính
Nội dung của truyện là truyền dạy đạo lí làm người, cụ thể là:
+ Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình nghĩa vợ chồng, tình cha con, mẹ con, tình cảm bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang, đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời: thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Đánh cướp, cứu người là một việc nghĩa
- Trên đường đi (lên kinh đô dự thi), thấy dân “than khóc tưng bừng”, “đem nhau chạy”, Lục Vân Tiên đã dừng lại hỏi han. Thấy dân gặp nạn, không làm ngơ, đó là một hành vi vì nghĩa.
- Hành động dứt khoát “… ghé lại bên đàng, bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”, bất chấp lời khuyên can của người dân chạy cướp: “E khi họa hổ bất thành, Khi không mình lại xô mình xuống hang”, đó cũng là một hành vi vì nghĩa.
- Dám xông vào chỗ chết đánh tan lũ cướp, cứu người mác nạn, đó là một biểu hiện cao cả của hành động vì nghĩa.
b. Thấy việc nghĩa phải làm mới là người anh hùng
– Việc nghĩa như đã nói ở trên là hành động vì lẽ phải, vì công bằng (đánh cướp, cứu người mác nạn cũng là dẹp tan lũ cướp để dân khỏi phải “việc chi than khóc tưng bừng, đều đem nhau chạy vào rừng lên non”), không sợ hi sinh. Nói một cách khác, đó là hành động vì người khác (không vì mình), vì nhân dân.
– Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng. Một quan niệm rõ ràng, dứt khoát về người anh hùng. Thái độ và hành động của Lục Vân Tiên là đường hoàng, dứt khoát: thấy việc nghĩa là làm (thấy bọn cướp là phải ra tay tiêu diệt ngay). Lục Vân Tiên không nhận sự đền ơn của Kiều Nguyệt Nga. Kiều Nguyệt Nga chân thành, tha thiết tò lòng biết ơn và xin được trả ơn
- Việc “báo đức thù công” cũng là việc hợp với đạo nghĩa xưa nay. Nếu người làm ơn không nhận sự trả ơn thì người chịu ơn không đành lòng. Cho nên, việc Kiều Nguyệt Nga trả ơn và việc Lục Vân Tiên nhận sự đền đáp cửa Nguyệt Nga nếu có, thì cũng hợp với đạo lí thông thường. Nhưng Lục Vân Tiên vẫn khăng khăng không nhận sự đền ơn.
- Chàng không nhận bất cứ một hình thức đền ơn nào của người được mình cứu: từ việc ghé đến nhà, nhận tiền của, bạc vàng cho đến một cái trâm “cầm làm tin”. Đó là cái đẹp của đạo lí nhân dân.
- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho. Lục Vân Tiên cũng là một nho sĩ. Nhưng lí tưởng nhân nghĩa mà nhà văn đã ngợi ca trong truyện Lục Vân Tiên phù hợp với đạo lí của nhân dân. Đó là đạo lí: kẻ ác phải bị trừng phạt, người thiện phải được hạnh phúc.
c. Nội dung
Đoạn thơ trích thể hiện khát vọng hành động hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình thủy chung.
d. Nghệ thuật
- Nguyễn Đình Chiểu sáng tác “Truyện Lục Vân Tiên” chủ yếu để kể, truyền miệng nên nhân vật được miêu tả thiên về lời nói, hành động hơn là ngoại hình, diễn biến nội tâm, qua đó nhân vật tự bộc lộ tính cách, phẩm chất.
- Bên cạnh đó là ngôn ngữ bình dị, mộc mạc gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, đậm màu sắc Nam Bộ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, ít trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại dễ đi sâu vào tâm hồn quần chúng nhân dân.
Đề thi vào 10 môn Văn Đà Nẵng
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 6 - Sinh 9
Tải 20 đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Anh 9 mới
Đề thi vào 10 môn Văn Sóc Trăng
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Sinh 9