Đề 1
Câu 1: Việc phân chia tế bào giúp cơ thể:
A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
B. Cơ thể lớn lên và sinh sản.
C. Cơ thể phả ứng với kích thích.
D. Cơ thể bài tiết CO2.
Câu 2: Ếch thuộc ngành:
A. Ruột khoang B. Động vật có xương sống
C. Động vật không xương sống D. Lưỡng cư
Câu 3: Phát biểu bào sau đây không đúng?
A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái đất tác dụng lên người đó.
C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.
Câu 4: Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có gọi là:
A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Quang năng
Câu 5: Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất ở những đồi đất?
A. Lượng chảy lớn có thể làm tăng thêm vi sinh vật bề mặt.
B. Lượng chảy lớn có thể làm tăng thêm chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt.
C. Lượng chảy lớn có thể làm mất đi chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt, lâu ngày gây sạt lở đất, xói mòn ...
D. Không có thay đổi gì.
Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ
A. nhiều nguyên tử. B. một chất.
C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau. D. nhiều chất để riêng biệt.
Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.
A. vật lý và hoá học nhất định. B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.
B. thay đổi. D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.
Câu 8: Nguyên sinh vật di chuyển bằng:
A. Roi B. Chân giả C. Tiêm mao D. Cả 3 đáp án
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?
A. Nhân thực B. Đơn bào hoặc đa bào
C. Dị dưỡng D. Có sắc tố quang hợp
Câu 10: Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, nếu lực kéo quá lớn, vượt qua giá trị giới hạn của lò xo thì khi thôi tác dụng lực:
A. Lò xo luôn trở về hình dạng ban đầu
B. Lò xo không thể trở về hình dạng ban đầu
C. Lò xo có thể trở về hình dạng ban đầu
D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 11: Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?
A. Lực hút của Trái đất B. Lực ma sát nghỉ
C. Lực ma sát trượt D. Cả 3 lực trên
Câu 12: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?
A. Nấm men B. Nấm cốc C. Nấm mốc D. Nấm sò
Câu 13: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động?
A. Gió thổi cành lá đung đưa.
B. Sau khi đập vào mặt vợt, quả bóng tennis bị bật ngược trở lại.
C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống.
D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
Câu 14: Môi trường sống của lớp cá xương mà không có lớp cá sụn là:
A. nước ngọt B. Nước mặn
C. Nước lợ D. Nước mặn và nước lợ
Câu 15: Virus corona có hình:
A. Hình que B. Hình xoắn C. Hình hỗn hợp D. Hình khối
Câu 16: Kết luận nào sau đây sai khi nói về trọng lượng của vật?
A. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.
B. Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.
C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
D. Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật.
Câu 17: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?
A. Cây trúc đào B. Cây tam thất
C. Cây gọng vó D. Cây giảo cổ lam
Câu 18: Sữa chua được lên men từ loại vi khuẩn:
A. Vi khuẩn E.coli B. Vi khuẩn Lactic
C. Vi khuẩn Probiotic D. Vi khuẩn Acetic
Câu 19: Hiện nay số lượng cá thể loài sóc bay đen trắng ở khu vực rừng Việt Nam đang sụt giảm rất nhanh, nguyên nhân là:
A. Săn bắt, buôn bán trái phép
B. Phá rừng, khai thác gỗ không theo quy định.
C. Xả chất thải công nghiệp khi chưa được xử lí.
D. Cả ba đáp án đều đúng.
Câu 20: Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò:
A. Tảo có khả năng quang hợp có vai trò cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước.
B. Tảo và nguyên sinh vật là thức ăn cho động vật lớn hơn.
C. Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Đề 2
Câu 1: Trong các lực sau, lực không phải là lực tiếp xúc là:
A. Lực hút của thanh nam châm khi đặt gần mẩu sắt vụn.
B. Lực của tay đập quả bóng xuống đất.
C. Lực của vợt tác dụng vào quả cầu lông.
D. Lực của tay đẩy xe lên dốc.
Câu 2: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?
A. Hình thái đa dạng. B. Có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu.
Câu 3: Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gọi là:
A. Tiêu hóa B. Hô hấp C. Bài tiết D. Sinh sản
Câu 4: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm cá. B. Nhóm chân khớp.
C. Nhóm giun. D. Nhóm ruột khoang.
Câu 5: Chọn câu không đúng khi nói về đặc điểm của ngành Ruột khoang?
A. Là động vật bậc thấp, cơ thể hình trụ.
B. Đối xứng tỏa tròn, có nhiều tua miệng bắt mồi.
C. Sống trên cạn điển hình là ốc, thủy tức ...
D. Có thể làm thức ăn, làm nơi ẩm nấp cho động vật khác.
Câu 6: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (2), (4), (5).
Câu 7: Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100g nước biển có 3,5g muối ăn tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn?
A. 35 kg B. 0,035 kg C. 350 kg D. 0,35 kg
Câu 8: Tập hợp các mô cùng thực hiện cùng một chức năng gọi là:
A. Tế bào B. Cơ quan C. Mô D. Hệ cơ quan
Câu 9: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn. B. Ngăn biến đổi khí hậu.
C. Giữ đất, giữ nước. D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.
Câu 10: Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể tái sinh?
A. Bởi thằn lằn ăn đuôi của con khác cùng loài.
B. Bởi vì thằn lằn có 1 cái đuôi dự phòng.
C. Bởi vì tế bào ở đuôi thằn lằn lớn lên và sinh sản.
D. Cả ba đáp án đều sai.
Câu 11: Lực ma sát là lực:
A. Lực tiếp xúc B. Lực đẩy C. Lực không tiếp xúc D. Lực hút
Câu 12: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên. B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Hoang mạc. D. Rừng ôn đới.
Câu 13: Nước chanh là:
A. dung dịch B. nước tinh khiết C. huyền phù D. nhũ tương
Câu 14: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?
A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.
B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.
C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió.
D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.
Câu 15: Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có:
A. khối lượng nhẹ hơn B. kích thước hạt nhỏ hơn
C. tốc độ rơi nhỏ hơn D. lớp vỏ trấu dễ tróc hơn
Câu 16: Loại năng lượng nào làm máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện?
A. năng lượng thủy triều. B. năng lượng nước.
C. năng lượng mặt trời. D. năng lượng gió.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?
A. Năng lượng tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi và truyền từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Câu 18: Dãy nào dưới đây gồm các chất rắn hòa tan trong nước?
A. Đường kính, chì B. Kẽm, cát đá
C. Muối ăn, đường kính D. Cát đá, đồng
Câu 19: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật không xương sống?
A. Cá B. Lưỡng cư C. Giun D. Thú
Câu 20: Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:
A. thế năng chuyển hóa thành động năng.
B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng.
C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.
D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.
Đề 3
Câu 1: Quá trình phân chia diễn ra, từ 1 tế bào sẽ tạo thành:
A. 2 tế bào B. 3 tế bào C. 5 tế bào D. 6 tế bào
Câu 2: Một quyển sách 100g và một quả cân bằng sắt 100g đặt gần nhau nên mặt bàn. Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Hai vật có cùng trọng lượng. B. Hai vật có cùng thể tích.
C. Hai vật có cùng khối lượng. D. Có lực hấp dẫn giữa hai vật.
Câu 3: Chọn đáp án sai?
A. Một số quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng.
B. Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).
C. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
D. Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao.
Câu 4: Loài thiên địch sử dụng đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sinh vật gây hại?
A. Ruồi B. Mèo rừng C. Thỏ D. Ong mắt đỏ
Câu 5: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Người thợ đóng cọc xuống đất B. Viên đá rơi
C. Nam châm hút viên bi sắt D. Cả B và C đều đúng
Câu 6: Tế bào thần kinh sau khi hình thành bao lâu sẽ phân chia thêm?
A. 10 – 20 ngày B. 15 – 30 ngày
C. 1 – 2 năm D. không phân chia nữa
Câu 7: Trong các hình ảnh sau, hình ảnh nào dưới đây cho thấy xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Hình b B. Hình c C. Hình b và c D. Hình a và d
Câu 8: Mô liên kết ở người có chức năng:
A. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan. B. Co, dãn, tạo nên sự vận động.
C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể D. Cả ba đáp án trên.
Câu 9: Virus được phát hiện lần đầu tiên từ cây gì?
A. Cây đậu B. Cây thuốc lá C. Cây xương rồng D. Cây dâu tằm
Câu 10: Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bảo quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?
A. Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát.
B. Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối.
C. Phóng to các tế bào vi khuẩn dễ quan sát.
D. Làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối.
Câu 11: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?
A. Trao đổi khoáng. B. Hô hấp
C. Quang hợp D. Thoát hơi nước
Câu 12: Môi trường có sự đa dạng sinh học lớn nhất là:
A. Núi tuyết B. Rừng lá kim C. Rừng nhiệt đới D. Hoang mạc
Câu 13: Ý nghĩa của việc xây dựng khóa lưỡng phân là:
A. Để tập hợp các cá thể thành các nhóm, từ thấp đến cao.
B. Giúp phân biệt các đặc tính khái quát của sinh vật.
C. Giúp cho việc nghiên cứu có trật tự hiệu quả hơn.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là:
A. Lực đẩy B. Lực tiếp xúc
C. Lực không tiếp xúc D. Lực ma sát
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về nhóm Thân mềm?
A. Cơ thể mềm, thường có vỏ đá vôi bao bọc.
B. Số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước.
C. Đại điện là trai, ốc, hến, sò …
D. Đều là những sinh vật có lợi, cung cấp thức ăn.
Câu 16: Loại nấm không thể quan sát được bằng mắt thường là:
A. Nấm hương B. Nấm bụng dê C. Nấm men D. Nấm sò
Câu 17: Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được. Tại sao và phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?
A. Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ.
B. Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt.
C. Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ.
D. Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.
Câu 18: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật.
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.
(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4)
Câu 19: Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu hiệu quả?
A. Cung cấp đủ oxi hoặc không khí cho sự cháy.
B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí.
C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự chát ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 20: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò vi khuẩn?
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Đề 4
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các loài động vật đới nóng?
A. Di chuyển bằng cách quăng thân.
B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.
C. Có khả năng di chuyển rất xa.
D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.
Câu 2: Khi đi xe đạp, bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất?
A. bánh xe B. gi-đông C. yên xe D. khung xe
Câu 3: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực hút giữa Trái Đất và mặt trăng.
B. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
D. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.
Câu 4: Nhóm thực vật là đại diện của nhóm dương xỉ là:
A. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, xương rồng.
B. Cây dương xỉ, cỏ lau, lông culi, bèo tây.
C. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, bèo tây.
D. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, bèo ong.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về vi khuẩn?
A. Có cấu tạo tế bào nhân thực.
B. Kích thước có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
C. Có cấu tạo tế bào nhân sơ.
D. Hệ gen đầy đủ.
Câu 6: Trong 3 cách đun nước ở hình sau, cách đun trong hình nào ít hao phí năng lượng nhất?
A. Hình b B. Hình c
C. Hình a D. Cả 3 hình như nhau
Câu 7: Cá cóc Tam Đảo được xếp vào nhóm ngành động vật nào?
A. Ruột khoang B. Cá C. Lưỡng cư D. Bò sát
Câu 8: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Hãy xác định khối lượng của vật treo trong trường hợp này.
A. 150g B. 200g C. 250g D. 300g
Câu 9: Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?
A. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn.
B. Do cao su nóng lên.
C. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường.
D. Do lực hút của mặt đường.
Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
A. Thợ lặn lặn xuống đáy biển bắt hải sản.
B. Con cá đang bơi.
C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
D. Tàu ngầm hoạt động gần đáy biển.
Câu 11: Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi?
A. Trùng biến hình B. Trùng lỗ.
C. Trùng kiết lị. D. Trùng sốt rét.
Câu 12: Đặc điểm để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào là:
A. Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm là các bào tử.
B. Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên.
C. Dựa vào đặc điểm bên ngoài.
D. Dựa vào môi trường sống.
Câu 13: Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới. Nếu tế bào này thực hiện 6 lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
A. 4 B. 16 C. 32 D. 64
Câu 14: Đâu không phải là ví dụ của sự lớn lên và sinh sản tế bào?
A. Sự tăng kích thước của củ khoai.
B. Sự lớn lên của em bé.
C. Sự cụp lá của cây xấu hổ khi chạm tay vào.
D. Sự tăng kích thước của bắp cải.
Câu 15: Tế bào có chiều dài lớn nhất trong các loại tế bào sau là:
A. Tế bào hồng cầu B. Tế bào biểu bì lá
C. Tế bào cơ người D. Tế bào thần kinh người
Câu 16: Chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào (quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường) là của bào quan nào?
A. Nhân hoặc vùng nhân tế bào. B. Màng tế bào
C. Chất tế bào D. Lục lạp
Câu 17: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là:
A. dung dịch B. chất tinh khiết C. nhũ tương D. huyền phù
Câu 18: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước đường B. Hỗn hợp nước muối
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều D. Hỗn hợp nước và rượu.
Câu 19: Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng:
A. Quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ.
B. Bảo vệ, định hình và giúp cây cứng cáp.
C. Chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
D. Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 20: Chất có vai trò cấu tạo nên cơ thể sinh vật, tham gia cung cấp năng lượng và hầu hết các hoạt động sống là:
A. Chất béo B. Chất đạm C. Carbohydrate D. Vitamin
Đề 5
Câu 1: Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là:
A. Gạo B. Cá C. Rau D. Ngô
Câu 2: Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:
A. dung dịch B. huyền phù
C. nhũ tương D. hỗn hợp đồng nhất
Câu 3: Loại cá nào không thuộc lớp cá xương?
A. Cá hồi B. Cá rô C. Cá chép D. Cá đuối
Câu 4: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:
A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Hóa năng
Câu 5: Tế bào nào khác biệt hơn so với các tế bào còn lại về kích thước:
A. Tế bào biểu bì lá B. Tế bào thần kinh người
C. Tế bào trứng cá D. Tế bào vi khuẩn
Câu 6: Lực nào sau đây có độ lớn mạnh nhất?
A. Lực của người đẩy xe ô tô chết máy.
B. Lực của người ấn điện thoại.
C. Lực của người mẹ mở cửa phòng.
D. Lực của em bé đeo ba lô.
Câu 7: “Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng có môi trường nào?
A. Núi tuyết B. Rừng lá kim
C. Rừng nhiệt đới D. Hoang mạc
Câu 8: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?
A. Điện thoại B. Máy hút bụi C. Máy sấy tóc D. Máy vi tính
Câu 9: Nhận định nào đúng khi nói về các nhóm chất dinh dưỡng?
A. Có 3 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, lipid.
B. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau.
C. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ giống nhau.
D. Nhóm chất dinh dưỡng đều có vai trò chung.
Câu 10: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành:
A. nhiệt năng B. quang năng
C. điện năng D. nhiệt năng và quang năng
Câu 11: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng hơn còn đi lại dưới nước thì khó hơn?
A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn
C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản
D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Câu 12: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Nghiền nhỏ muối ăn.
B. Đun nóng nước
C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều
D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
Câu 13: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa:
A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật.
B. Thay thế những tế bào bị tổn thương.
C. Thay thế những tế bào bị mất hoặc chết
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 14: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn tái tạo?
A. Bóng điện B. Xe máy C. Ô tô D. Đèn dầu
Câu 15: Cho các câu dưới đây:
1) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng.
2) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí.
3) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước.
4) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả.
5) Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí.
Số phát biểu đúng là?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16: Trọng lượng của một cái thùng là 8500N. Khối lượng của nó là bao nhiêu?
A. 8500kg B. 850kg C. 850N D. 8500N
Câu 17: Những loài nấm độc có điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ. B. Thường sống quanh các gốc cây.
C. Có màu sắc sặc sỡ. D. Có kích thước rất lớn.
Câu 18: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?
A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.
D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về nhóm Hạt kín?
A. Mọc khắp nơi, cả trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hoặc noi có tuyết phủ.
B. Nhiều cây Hạt kín có kích thước rất lớn như cây bao báp ở Châu Phi.
C. Cơ quan sinh sản gồm có nón đực và nón cái.
D. Hạt được bao kín trong quả.
Câu 20: Đặc điểm nào dưới đât nói về virus là sai?
A. Không có cấu tạo tế bào.
B. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường.
C. Có cấu tạo đơn giản.
D. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử.
Unit 12: What do you usually do for New Year's?
Chủ đề 1: TUỔI HỌC TRÒ
GIẢI TOÁN 6 TẬP 1 CÁNH DIỀU
Chương 6: Phân số
Bài mở đầu: Hòa nhập vào môi trường mới
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6