Đề 1
Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Cây lúa. B . Cây ngô. C. Cây lúa mì. D. Cây nho.
Câu 2: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Gạo. C. Rau xanh.
B. Thịt. D. Gạo và rau xanh.
Câu 3: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Carbohydrate (chất đường, bột). C. Protein (chất đạm)
B. Lipit (chất béo). D. Vitamin.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?
A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
B. Cá là thực phẩm tự nhiên.
C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí.
Câu 5: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?
A. Không tan trong nước.
B. Có vị ngọt, mặn, chua.
C. Không màu, không mùi, không vị.
D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.
Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ
A. nhiều nguyên tử. C. một chất.
B. nhiều chất trộn lẫn vào nhau. D. nhiều chất để riêng biệt.
Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.
A. vật lý và hoá học nhất định. C. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.
B. thay đổi. D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.
Câu 8: Không khí là
A. chất tinh khiết. C. tập hợp các vật thể.
B. hỗn hợp. D. tập hợp các vật chất.
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?
A. Nhân thực C. Đơn bào hoặc đa bào
B. Dị dưỡng D. Có sắc tố quang hợp
Câu 10: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?
A. Nấm độc C. Nấm mốc
B. Nấm đơn bào D. Nấm ăn được
Câu 11: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?
A. Nấm hương B. Nấm cốc C. Nấm men D. Nấm mốc
Câu 12: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?
A. Nấm men B. Nấm cốc C. Nấm mốc D. Nấm sò
Câu 13: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?
A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách C. Truyền dọc từ mẹ sang con
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh D. Ô nhiễm môi trường
Câu 14: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?
A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh
B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh sáng
C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp
D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
Câu 15: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?
A. Rêu tường B. Tảo lục C. Dương xỉ D. Rong đuôi chó
Câu 16: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?
A. Nơi khô ráo C. Nới thoáng đãng
B. Nơi ẩm ướt D. Nơi nhiều ánh sáng
Câu 17: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?
A. Cây trúc đào C. Cây tam thất
B. Cây gọng vó D. Cây giảo cổ lam
Câu 18: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?
A. Bào tử B. Nón C. Hoa D. Rễ
Câu 19: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?
A. Du canh du cư C. Trồng cây gây rừng
B. Phá rừng làm nương rẫy D. Xây dựng các nhà máy thủy điện
Câu 20: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?
A. Trên đỉnh ngọn C. Mặt trên của lá
B. Trong kẽ lá D. Mặt dưới của lá
Đề 2
Câu 1: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?
A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa.
C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.
D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức.
Câu 2: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?
A. Hình thái đa dạng. B. Có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu.
Câu 3: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 4: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm cá. B. Nhóm chân khớp.
C. Nhóm giun. D. Nhóm ruột khoang.
Câu 5: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:
A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. Số lượng loài và môi trường sống.
C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.
Câu 6: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (2), (4), (5).
Câu 7: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO 2 .
B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO 2 và O 2 .
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O 2 .
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO 2 .
Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.
D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.
Câu 9: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn. B. Ngăn biến đổi khí hậu.
C. Giữ đất, giữ nước. D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.
Câu 10: Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.
D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Câu 11: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch. B. Rắn, cá heo, hổ.
C. Ruồi, muỗi, chuột. D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.
Câu 12: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên. B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Hoang mạc. D. Rừng ôn đới.
Câu 13: Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua:
A. Tác dụng lực. B. Truyền nhiệt. C. Ánh sáng. D. Cả A và B.
Câu 14: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?
A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.
B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.
C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió.
D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.
Câu 15: Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện:
A. ánh sáng. B. âm thanh.
C. nhiệt do máy tính phát ra. D. cả 3 đáp án trên.
Câu 16: Loại năng lượng nào làm máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện?
A. năng lượng thủy triều. B. năng lượng nước.
C. năng lượng mặt trời. D. năng lượng gió.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?
A. Năng lượng tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi và truyền từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Câu 18: Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là:
A. thế năng hấp dẫn. B. nhiệt năng.
C. điện năng. D. động năng và thế năng.
Câu 19: Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kỳ thời điểm nào cũng:
A. không thay đổi. B. bằng không.
C. tăng dần. D. giảm dần.
Câu 20: Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:
A. thế năng chuyển hóa thành động năng.
B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng.
C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.
D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.
Đề 3
Câu 1: Nguyên sinh vật dưới đây có tên là:
A. Trùng roi B. Trùng giày C. Tảo lục D. Trùng biến hình
Câu 2: Một quyển sách 100g và một quả cân bằng sắt 100g đặt gần nhau nên mặt bàn. Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Hai vật có cùng trọng lượng. B. Hai vật có cùng thể tích.
C. Hai vật có cùng khối lượng. D. Có lực hấp dẫn giữa hai vật.
Câu 3: Chọn đáp án sai?
A. Một số quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng.
B. Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).
C. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
D. Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao.
Câu 4: Loài thiên địch sử dụng đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sinh vật gây hại?
A. Ruồi B. Mèo rừng C. Thỏ D. Ong mắt đỏ
Câu 5: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Người thợ đóng cọc xuống đất B. Viên đá rơi
C. Nam châm hút viên bi sắt D. Cả B và C đều đúng
Câu 6: Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò:
A. Tảo có khả năng quang hợp có vai trò cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước.
B. Tảo và nguyên sinh vật là thức ăn cho các động vật lớn hơn.
C. Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.
D. Cả ba đáp án trên đúng.
Câu 7: Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng m1, m2, m3 thì lò xo dãn ra như hình vẽ. Hãy so sánh các khối lượng m1, m2, m3.
A. m1 > m2 > m3. B. m1 = m2 = m3 C. m1 < m2 < m3 D. m2 > m1 > m3
Câu 8: Mô liên kết ở người có chức năng:
A. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan. B. Co, dãn, tạo nên sự vận động.
C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể D. Cả ba đáp án trên.
Câu 9: Virus được phát hiện lần đầu tiên từ cây gì?
A. Cây đậu B. Cây thuốc lá C. Cây xương rồng D. Cây dâu tằm
Câu 10: Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bảo quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?
A. Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát.
B. Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối.
C. Phóng to các tế bào vi khuẩn dễ quan sát.
D. Làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối.
Câu 11: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?
A. Trao đổi khoáng. B. Hô hấp
C. Quang hợp D. Thoát hơi nước
Câu 12: Môi trường có sự đa dạng sinh học lớn nhất là:
A. Núi tuyết B. Rừng lá kim C. Rừng nhiệt đới D. Hoang mạc
Câu 13: Ý nghĩa của việc xây dựng khóa lưỡng phân là:
A. Để tập hợp các cá thể thành các nhóm, từ thấp đến cao.
B. Giúp phân biệt các đặc tính khái quát của sinh vật.
C. Giúp cho việc nghiên cứu có trật tự hiệu quả hơn.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là:
A. Lực đẩy B. Lực tiếp xúc
C. Lực không tiếp xúc D. Lực ma sát
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về nhóm Thân mềm?
A. Cơ thể mềm, thường có vỏ đá vôi bao bọc.
B. Số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước.
C. Đại điện là trai, ốc, hến, sò …
D. Đều là những sinh vật có lợi, cung cấp thức ăn.
Câu 16: Loại nấm không thể quan sát được bằng mắt thường là:
A. Nấm hương B. Nấm bụng dê C. Nấm men D. Nấm sò
Câu 17: Đâu là mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng?
A. m = p x g B. g = m x P C. P = m x g D. P = m/g
Câu 18: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta
(1) Gọi đúng tên sinh vật.
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.
(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4)
Câu 19: Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu hiệu quả?
A. Cung cấp đủ oxi hoặc không khí cho sự cháy.
B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí.
C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự chát ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 20: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò vi khuẩn?
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Đề 4
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các loài động vật đới nóng?
A. Di chuyển bằng cách quăng thân.
B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.
C. Có khả năng di chuyển rất xa.
D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.
Câu 2: Khi đi xe đạp, bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất?
A. bánh xe B. gi-đông C. yên xe D. khung xe
Câu 3: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực hút giữa Trái Đất và mặt trăng.
B. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
D. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.
Câu 4: Nhóm thực vật là đại diện của nhóm dương xỉ là:
A. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, xương rồng.
B. Cây dương xỉ, cỏ lau, lông culi, bèo tây.
C. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, bèo tây.
D. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, bèo ong.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về vi khuẩn?
A. Có cấu tạo tế bào nhân thực.
B. Kích thước có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
C. Có cấu tạo tế bào nhân sơ.
D. Hệ gen đầy đủ.
Câu 6: Trong 3 cách đun nước ở hình sau, cách đun trong hình nào ít hao phí năng lượng nhất?
A. Hình b B. Hình c
C. Hình a D. Cả 3 hình như nhau
Câu 7: Cá cóc Tam Đảo được xếp vào nhóm ngành động vật nào?
A. Ruột khoang B. Cá C. Lưỡng cư D. Bò sát
Câu 8: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Hãy xác định khối lượng của vật treo trong trường hợp này.
A. 150g B. 200g C. 250g D. 300g
Câu 9: Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?
A. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn.
B. Do cao su nóng lên.
C. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường.
D. Do lực hút của mặt đường.
Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
A. Thợ lặn lặn xuống đáy biển bắt hải sản.
B. Con cá đang bơi.
C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
D. Tàu ngầm hoạt động gần đáy biển.
Câu 11: Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi?
A. Trùng biến hình B. Trùng lỗ.
C. Trùng kiết lị. D. Trùng sốt rét.
Câu 12: Đặc điểm để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào là:
A. Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm là các bào tử.
B. Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên.
C. Dựa vào đặc điểm bên ngoài.
D. Dựa vào môi trường sống.
Câu 13: Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới. Nếu tế bào này thực hiện 6 lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
A. 4 B. 16 C. 32 D. 64
Câu 14: Đâu không phải là ví dụ của sự lớn lên và sinh sản tế bào?
A. Sự tăng kích thước của củ khoai.
B. Sự lớn lên của em bé.
C. Sự cụp lá của cây xấu hổ khi chạm tay vào.
D. Sự tăng kích thước của bắp cải.
Câu 15: Tế bào có chiều dài lớn nhất trong các loại tế bào sau là:
A. Tế bào hồng cầu B. Tế bào biểu bì lá
C. Tế bào cơ người D. Tế bào thần kinh người
Câu 16: Chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào (quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường) là của bào quan nào?
A. Nhân hoặc vùng nhân tế bào. B. Màng tế bào
C. Chất tế bào D. Lục lạp
Câu 17: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là:
A. dung dịch B. chất tinh khiết C. nhũ tương D. huyền phù
Câu 18: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước đường B. Hỗn hợp nước muối
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều D. Hỗn hợp nước và rượu.
Câu 19: Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng:
A. Quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ.
B. Bảo vệ, định hình và giúp cây cứng cáp.
C. Chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
D. Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 20: Chất có vai trò cấu tạo nên cơ thể sinh vật, tham gia cung cấp năng lượng và hầu hết các hoạt động sống là:
A. Chất béo B. Chất đạm C. Carbohydrate D. Vitamin
Đề 5
Câu 1: Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là:
A. Gạo B. Cá C. Rau D. Ngô
Câu 2: Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:
A. dung dịch B. huyền phù
C. nhũ tương D. hỗn hợp đồng nhất
Câu 3: Loại cá nào không thuộc lớp cá xương?
A. Cá hồi B. Cá rô C. Cá chép D. Cá đuối
Câu 4: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:
A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Hóa năng
Câu 5: Tế bào nào khác biệt hơn so với các tế bào còn lại về kích thước:
A. Tế bào biểu bì lá B. Tế bào thần kinh người
C. Tế bào trứng cá D. Tế bào vi khuẩn
Câu 6: Lực nào sau đây có độ lớn mạnh nhất?
A. Lực của người đẩy xe ô tô chết máy.
B. Lực của người ấn điện thoại.
C. Lực của người mẹ mở cửa phòng.
D. Lực của em bé đeo ba lô.
Câu 7: “Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng có môi trường nào?
A. Núi tuyết B. Rừng lá kim
C. Rừng nhiệt đới D. Hoang mạc
Câu 8: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?
A. Điện thoại B. Máy hút bụi C. Máy sấy tóc D. Máy vi tính
Câu 9: Nhận định nào đúng khi nói về các nhóm chất dinh dưỡng?
A. Có 3 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, lipid.
B. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau.
C. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ giống nhau.
D. Nhóm chất dinh dưỡng đều có vai trò chung.
Câu 10: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành:
A. nhiệt năng B. quang năng
C. điện năng D. nhiệt năng và quang năng
Câu 11: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng hơn còn đi lại dưới nước thì khó hơn?
A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn
C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản
D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Câu 12: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Nghiền nhỏ muối ăn.
B. Đun nóng nước
C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều
D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
Câu 13: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa:
A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật.
B. Thay thế những tế bào bị tổn thương.
C. Thay thế những tế bào bị mất hoặc chết
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 14: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn tái tạo?
A. Bóng điện B. Xe máy C. Ô tô D. Đèn dầu
Câu 15: Cho các câu dưới đây:
1) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng.
2) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí.
3) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước.
4) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả.
5) Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí.
Số phát biểu đúng là?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16: Trọng lượng của một cái thùng là 8500N. Khối lượng của nó là bao nhiêu?
A. 8500kg B. 850kg C. 850N D. 8500N
Câu 17: Những loài nấm độc có điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ. B. Thường sống quanh các gốc cây.
C. Có màu sắc sặc sỡ. D. Có kích thước rất lớn.
Câu 18: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?
A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.
D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về nhóm Hạt kín?
A. Mọc khắp nơi, cả trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hoặc noi có tuyết phủ.
B. Nhiều cây Hạt kín có kích thước rất lớn như cây bao báp ở Châu Phi.
C. Cơ quan sinh sản gồm có nón đực và nón cái.
D. Hạt được bao kín trong quả.
Câu 20: Đặc điểm nào dưới đất nói về virus là sai?
A. Không có cấu tạo tế bào.
B. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường.
C. Có cấu tạo đơn giản.
D. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử.
Bài 8: Khác biệt và gần gũi
Bài 10: Văn bản thông tin
Bài 8: Khác biệt và gần gũi
Ôn tập hè Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 1
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6