Đề bài
Câu 1: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?
A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa.
C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.
D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức.
Câu 2: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?
A. Hình thái đa dạng. B. Có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu.
Câu 3: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 4: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm cá. B. Nhóm chân khớp.
C. Nhóm giun. D. Nhóm ruột khoang.
Câu 5: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:
A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. Số lượng loài và môi trường sống.
C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.
Câu 6: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (2), (4), (5).
Câu 7: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO 2 .
B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO 2 và O 2 .
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O 2 .
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO 2 .
Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.
D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.
Câu 9: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn. B. Ngăn biến đổi khí hậu.
C. Giữ đất, giữ nước. D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.
Câu 10: Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.
D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Câu 11: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch. B. Rắn, cá heo, hổ.
C. Ruồi, muỗi, chuột. D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.
Câu 12: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên. B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Hoang mạc. D. Rừng ôn đới.
Câu 13: Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua:
A. Tác dụng lực. B. Truyền nhiệt. C. Ánh sáng. D. Cả A và B.
Câu 14: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?
A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.
B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.
C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió.
D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.
Câu 15: Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện:
A. ánh sáng. B. âm thanh.
C. nhiệt do máy tính phát ra. D. cả 3 đáp án trên.
Câu 16: Loại năng lượng nào làm máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện?
A. năng lượng thủy triều. B. năng lượng nước.
C. năng lượng mặt trời. D. năng lượng gió.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?
A. Năng lượng tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi và truyền từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Câu 18: Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là:
A. thế năng hấp dẫn. B. nhiệt năng.
C. điện năng. D. động năng và thế năng.
Câu 19: Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kỳ thời điểm nào cũng:
A. không thay đổi. B. bằng không.
C. tăng dần. D. giảm dần.
Câu 20: Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:
A. thế năng chuyển hóa thành động năng.
B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng.
C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.
D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.
Đáp án
1. C | 2. B | 3. C | 4. B | 5. B |
6. C | 7. B | 8. A | 9. D | 10. A |
11. C | 12. C | 13. D | 14. D | 15. D |
16. B | 17. D | 18. A | 19. A | 20. C |
Câu 1:
Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là? A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa. B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa. C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa. D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức. |
Phương pháp giải:
Bệnh hắc lào do một loại nấm gây ra. Người bị bệnh hắc lào thường xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 2:
Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là? A. Hình thái đa dạng. B. Có xương sống. C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu. |
Phương pháp giải:
Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là: có xương sống.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 3:
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là? A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bèo tấm, cây vạn tuế. C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa. D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế. |
Phương pháp giải:
Một số loài thực vật thuộc ngành Hạt kín như cây hoa hồng, cây cam, cây ngô …
Cây thông, vạn tuế thuộc ngành Hạt trần.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 4:
Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất? A. Nhóm cá. B. Nhóm chân khớp. C. Nhóm giun. D. Nhóm ruột khoang. |
Phương pháp giải:
Nhóm chân khớp là nhóm có số lượng loài lớn nhất trong số các ngành động vật. Nhóm có hơn 1 triệu loài được mô tả, chiếm trên 80% tất cả các loài sinh vật được tìm thấy trên Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 5:
Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở: A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài. B. Số lượng loài và môi trường sống. C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng. D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển. |
Phương pháp giải:
Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở số lượng loài và môi trường sống.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 6:
Cho các vai trò sau: (1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người. (2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận. (3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người. (4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu. (5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người. Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người? A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (2), (4), (5). |
Phương pháp giải:
Đa dạng sinh học đảm bảo sự phát triển bền vững của con người thông qua việc:
Cung cấp ổn định nguồn nước, lương thực, thực phẩm;
Tạo ra môi trường sống thuận lợi cho con người;
Tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp phục vụ tham quan, giải trí …
Giúp con người ứng phó với thay đổi khí hậu bằng cách giảm ảnh hưởng của thiên tai …
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 7:
Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách: A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2 . B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2 . C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2 . D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2 . |
Phương pháp giải:
Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 8:
Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực. B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi. C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi. D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người. |
Phương pháp giải:
Nấm là những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 9:
Thực vật có vai trò gì đối với động vật? A. Cung cấp thức ăn. B. Ngăn biến đổi khí hậu. C. Giữ đất, giữ nước. D. Cung cấp thức ăn, nơi ở. |
Phương pháp giải:
Thực vật tổng hợp chất hữu cơ và oxygen cung cấp cho hoạt động hô hấp của động vật. Chất hữu cơ do cây xanh tạo ra là nguồn thức ăn của động vật. Ngoài ra, thực vật còn là “nhà” và nơi sinh sản của nhiều loài động vật sống trên cây.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 10:
Động vật có xương sống bao gồm: A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú. C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú. D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. |
Phương pháp giải:
Động vật có xương sống bao gồm các loài động vật mà cơ thể chúng có xương sống. Một số lớp phổ biến là: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, động vật có vú (thú).
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 11:
Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh? A. Ruồi, chim bồ câu, ếch. B. Rắn, cá heo, hổ. C. Ruồi, muỗi, chuột. D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi. |
Phương pháp giải:
Các loài động vật là vật chủ trung gian truyền bệnh gồm ruồi, muỗi, chuột.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 12:
Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất? A. Thảo nguyên. B. Rừng mưa nhiệt đới C. Hoang mạc. D. Rừng ôn đới. |
Phương pháp giải:
Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở số lượng loài sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, lượng mưa ít nên có rất ít các loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường này dẫn đến độ đa dạng sinh học thấp.
Chọn C.
Câu 13:
Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua: A. Tác dụng lực. B. Truyền nhiệt. C. Ánh sáng. D. Cả A và B. |
Phương pháp giải:
Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực và truyền nhiệt.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 14:
Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất? A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng. B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra. C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió. D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy. |
Phương pháp giải:
Tình huống thể hiện lực tác dụng mạnh nhất là năng lượng của gió tác dụng lực làm các công trình xây dựng bị phá hủy.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 15:
Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện: A. ánh sáng. B. âm thanh. C. nhiệt do máy tính phát ra. D. cả 3 đáp án trên. |
Phương pháp giải:
Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua:
- Ánh sáng từ màn hình máy tính, ánh sáng từ bóng đèn tín hiệu khi máy tính kết nối với nguồn điện.
- Âm thanh khi khởi động máy tính
- Nhiệt do máy tính tỏa ra.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 16:
Loại năng lượng nào làm máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện? A. năng lượng thủy triều. B. năng lượng nước. C. năng lượng mặt trời. D. năng lượng gió. |
Phương pháp giải:
Máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện nhờ năng lượng nước.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng? A. Năng lượng tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. B. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi và truyền từ vật này sang vật khác. C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. |
Phương pháp giải:
Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 18:
Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là: A. thế năng hấp dẫn. B. nhiệt năng. C. điện năng. D. động năng và thế năng. |
Phương pháp giải:
Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là thế năng.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 19:
Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kỳ thời điểm nào cũng: A. không thay đổi. B. bằng không. C. tăng dần. D. giảm dần. |
Phương pháp giải:
Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kì thời điện nào cũng không thay đổi theo đúng định luật bảo toàn năng lượng.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 20:
Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là: A. thế năng chuyển hóa thành động năng. B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng. C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng. D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng. |
Phương pháp giải:
Khi viên đá được thả rơi (tốc độ ban đầu bằng 0) => viên đá chỉ có thế năng. Trong quá trình rơi thế năng của viên đá giảm dần, động năng của viên đá tăng dần và một phần năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt năng tỏa ra môi trường do cọ xát với không khí.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Chủ đề: Biểu cảm của sắc màu
CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT - SBT
CHỦ ĐỀ 7. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6