Bài tập 1
Em hãy đọc bài thơ và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp.
Câu 1: Bạn Cáo đã rủ bạn Thỏ làm gì?
A. Chạy thi.
B. Học bài.
C. Đọc truyện.
D. Chơi trò chơi.
Câu 2: Chuyện gì xảy ra khi bạn Cáo và bạn Thỏ đang đọc truyện?
A. Quyển truyện bị rách.
B. Quyển truyện bị rơi xuống đất.
C. Quyển truyện bị bong trang bìa.
D. Bạn Sóc khóc.
Câu 3: Ai là người đã làm rách quyển truyện?
A. Bạn Thỏ.
B. Bạn Sóc.
C. Bạn Cáo.
D. Mẹ bạn Sóc.
Câu 4: Bạn Cáo đã làm gì sau khi quyển truyện bị rách?
A. Xin lỗi bạn Thỏ.
B. Đổ lỗi cho bạn Thỏ.
C. Nhận lỗi với mẹ bạn Sóc.
D. Đổ lỗi cho bạn Sóc.
Câu 5: Việc làm của bạn Cáo thể hiện điều gì?
A. Bạn Cáo trung thực và dũng cảm.
B. Bạn Cáo chưa trung thực, dũng cảm.
C. Bạn Cáo chăm chỉ và tốt bụng.
D. Bạn Cáo vui tính.
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: B
Bài tập 2
Nếu là bạn Cáo, em sẽ nói gì, làm gì để nhận lỗi, sửa lỗi?
Khoanh tròn vào chữ cái thể hiện việc làm em lựa chọn.
A. Mình xin lỗi Thỏ vì đã đổ lỗi cho cậu.
B. Bạn Thỏ làm rách quyển truyện đấy bác ạ!
C. Sóc ơi, do mình không cẩn thận khi đọc nên đã làm rách quyển truyện.
D. Cháu xin lỗi bác, chính cháu là người đã làm rách quyển truyện ạ!
E. Quyển truyện này bị rách từ trước rồi.
G. Mình có thể làm gì để sửa chữa lỗi do mình gây ra?
H. Mình sẽ dán lại quyển truyện cho bạn nhé!
I. Bạn tha lỗi cho mình được không?
Phương pháp giải:
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Các đáp án đúng: A, C, D, G, H, I.
Vì đây là những cách xin lỗi chân thành để giúp Cáo nhận lỗi và sửa lỗi.
Bài tập 3
Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Khoanh tròn vào ý em trả lời em lựa chọn và giải thích vì sao?
A. Chỉ cần nhận lỗi, sửa lỗi với người lớn. (Đồng tình/Không đồng tình).
B. Chỉ cần nhận lỗi, sửa lỗi khi có người khác biết. (Đồng tình/Không đồng tình).
C. Khi mắc lỗi, không cần nhận lỗi vì mọi người sẽ quên. (Đồng tình/Không đồng tình).
D. Cần nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sau khi mắc lỗi. (Đồng tình/Không đồng tình).
Phương pháp giải:
- Thảo luận nhóm.
- Phân chia tình huống.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
A. Chọn Không đồng tình.
- Vì nếu như chỉ cần nhận lỗi, sửa lỗi với người lớn cho thấy bạn chưa là người trung thực (có thể trường hợp bạn mắc lỗi là với bạn bè hoặc người kém tuổi hơn). Cách nhận lỗi đó khiến cho bạn trở thành người không đáng tin cậy.
B. Chọn Không đồng tình.
- Vì việc làm này cho thấy bạn là người thiếu trung thực, nếu như trường hợp không có ai biết về lỗi lầm đó thì bạn đã vô trách nhiệm với việc làm sai của mình. Việc làm đó thể hiện bạn là người đối phó, không đáng tin cậy.
C. Chọn không đồng tình.
- Vì việc làm này cho thấy bạn là người vô trách nhiệm với lỗi lầm mình gây ra, không phải ai cũng có thể quên đi lỗi lầm đó của bạn. Vì vậy, bạn có thể đánh mất đi những mối quan hệ thân thiết xung quanh nếu như cứ tiếp tục có những suy nghĩ sai lệch như vậy.
D. Chọn Đồng tình.
- Vì đây là việc làm chính xác sau khi gây ra lỗi lầm. Bất cứ ai cũng có thể mắc lỗi. Nếu chúng ta biết nhận ra lỗi, sửa lỗi và không tái phạm lần sau nữa thì mọi người đều có thể tha thứ cho bạn. Đôi khi, chính những lỗi lầm đó cũng khiến cho ta trưởng thành hơn.
Bài tập 4
Vẽ
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Tranh thể hiện hành vi em đồng tình
Tranh 1:
Bạn áo xám làm bạn áo xanh ngã. Bạn áo xám đã đỡ bạn áo xanh dậy và nói lời xin lỗi. Lời nói, việc làm của bạn áo xám thể hiện thái độ xin lỗi chân thành, có nghĩa là bạn áo xám đã biết nhận lỗi của mình.
Tranh 3:
Bạn nam dán lại cuốn truyện đã làm rách của bạn nữ. Bạn nam đã sửa chữa lỗi lầm của mình bằng cách khắc phục lỗi mà mình đã gây ra. Đây cũng là một cách để thể hiện lời xin lỗi chân thành.
Tranh thể hiện hành vi em không đồng tình (Vẽ mặt buồn):
Tranh 2:
Bạn nữ chạy và va vào một bạn nữ khác, làm sách của bạn nữ đó rơi. Bạn nữ làm sai đã vừa chạy vừa ngoái đầu lại nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi chưa thể hiện sự chân thành.
Tranh 4:
Người em trai sau khi làm rách giấy của chị đã hét vào mặt của người chị và nói thêm: “Thế được chưa”. Dường như người em không mong muốn sửa chữa lỗi lầm đó. Đây là cách xin lỗi thiếu chân thành, bất lịch sự, xin lỗi cho có.
Bài tập 5
Em sẽ ứng xử như thế nào nếu em là bạn trong mỗi tình huống dưới đây? Hãy viết cách ứng xử của em.
Tình huống 1
Tình huống 2
Tình huống 3
Phương pháp giải:
- Quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1:
Em sẽ: Nếu làm rơi mũ của bạn vào vũng nước, em sẽ nhặt mũ lên, xin lỗi bạn chân thành và làm sạch mũ trước khi trả lại cho bạn. (Mình xin lỗi bạn nhé! Để mình mang mũ về làm sạch rồi mình trả lại cho bạn nhé!).
Tình huống 2:
Em sẽ: Nếu quên mang đồ dùng theo lời cô dặn, em sẽ xin lỗi cô giáo và không tái phạm lần sau nữa. (Em xin lỗi cô vì đã quên mang đồ dùng học tập đúng lời cô dặn. Em mong cô tha lỗi và em hứa sẽ không phạm lỗi lần sau nữa ạ!).
Tình huống 3:
Em sẽ: Nếu đi chơi mà quên xin phép mẹ, em sẽ xin lỗi mẹ chân thành, nói rõ lỗi sai của mình, khắc phục lỗi sai đó và không được tái phạm lần sau nữa. (Con xin lỗi vì đã không xin phép mẹ trước khi đi chơi. Con biết lỗi sai của mình rồi. Mẹ đừng giận con nhé! Con hứa sẽ không tái phạm lần sau nữa ạ!).
Bài tập 6
Viết và gửi lời xin lỗi đến người mà em từng mắc lỗi.
Phương pháp giải:
- Hồi tưởng.
- Liên hệ với câu chuyện của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Gửi mẹ,
Con viết thư này để muốn nói lời xin lỗi với mẹ. Con xin lỗi mẹ vì đã đi chơi về muộn mà chưa xin phép, để mẹ phải chờ mong và lo lắng. Con thực sự rất hối hận về hành động đó của mình. Con xin hứa từ lần sau khi đi đâu con sẽ xin phép mẹ, không đi chơi về muộn để cho mẹ yên lòng.
Con yêu mẹ nhiều lắm!
Chủ đề. QUÝ TRỌNG THỜI GIAN
Unit 4: I go to school by bus
Chủ đề 8. Bữa cơm gia đình
Chủ đề. QUÝ TRỌNG THỜI GIAN
Chủ đề 2: NHỊP ĐIỆU BẠN BÈ