1. Đọc hiểu văn bản: Vợ nhặt (trích - Kim Lân)
2. Đọc hiểu văn bản: Chí Phèo (Trích - Nam Cao)
3. Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
4. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)
5. Nói và nghe: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện
6. Củng cố, mở rộng trang 48
7. Thực hành đọc: Cải ơi! (Nguyễn Ngọc Tư)
1. Đọc hiểu văn bản: Nhớ đồng (Tố Hữu)
2. Đọc hiểu văn bản: Tràng giang (Huy Cận)
3. Đọc hiểu văn bản: Con đường mùa đông (A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin - Aleksandr Sergeyevich Pushkin)
4. Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng
5. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm)
6. Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật
7. Củng cố, mở rộng trang 73
8. Thực hành đọc: Thời gian (Văn Cao)
1. Đọc hiểu văn bản: Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)
2. Đọc hiểu văn bản: Tôi có một ước mơ (Trích Bước đến tự do, Câu chuyện Mon-ga-mơ-ri (Montgomery), Mác-tin Lu-thơ Kinh - Martin Luther King
3. Đọc hiểu văn bản: Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam 1932 - 1941 - Hoài Thanh)
4. Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)
5. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)
6. Nói và nghe: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội
7. Củng cố, mở rộng trang 97
8. Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm (Trích Tiếp xúc với nghệ thuật - Thái Bá Vân)
1. Đọc hiểu văn bản: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái)
2. Đọc hiểu văn bản: Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây - Cao Bá Quát)
3. Đọc hiểu văn bản: Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)
4. Thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa
5. Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
6. Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
7. Củng cố, mở rộng trang 122
8. Thực hành đọc: Nàng Ờm nhắn nhủ (Trích Nàng Ờm - chàng Bồng Hương - truyện thơ dân tộc Mường)
1. Đọc hiểu văn bản: Sống, hay không sống - đó là vấn đề (Trích Hăm-lét - Hamlet, Uy-li-am Sếch-xpia - William Shakespeare)
2. Đọc hiểu văn bản: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
3. Viết: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội
4. Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)
5. Củng cố, mở rộng trang 151
6. Thực hành đọc: Prô-mê-tê bị xiềng (Trích - Ét-sin - Eschyle)
Nội dung câu hỏi:
Phân tích nghệ thuật trong tác phẩm truyện.
Phương pháp giải:
- Lựa chọn tác phẩm truyện theo quan điểm cá nhân.
- Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm đã lựa chọn.
Lời giải chi tiết:
- Lựa chọn tác phẩm Chí Phèo.
Nam Cao là một nhà văn luôn thành công ở hai phương diện của sáng tác đó là khám phá về nội dung và phát minh sáng tạo về hình thức. Chính điều đó đã nâng tầm vóc nhà văn Nam Cao thành một nhà văn lớn, một tác gia lớn của nền văn xuôi hiện đại. Truyện ngắn Chí Phèo (1941) đã được xếp vào hàng kiệt tác bởi Nam Cao đã “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” cả về nội dung và nghệ thuật. Ở tác phẩm này nhà văn Nam Cao đã thể hiện được một trình độ bậc thầy về nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động, khám phá miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật, kết cấu tác phẩm một cách độc đáo và có một vốn ngôn ngữ phong phú sinh động cho mọi loại hinh nhân vật. Theo dõi từng trang truyện ngắn đặc sắc này chúng ta sẽ thấy rât rõ tài nghệ đó của Nam Cao.
Nói đến văn xuôi là nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, mỗi nhà văn có một cách thể hiện khác nhau và thành công ở những mức độ khác nhau. Đối với nhà văn Nam Cao ở tác phẩm này thì ông đã xây dựng được thành công cả tuyến nhân vật chính diện và phản diện và không những thành công mà thành công ở cấp điển hình.
Về các nhân vật phản diện nhà văn tập trung vào ba nhân vật đó là Bá Kiến, Lí Cường và Đội Tảo. Trong đó tác giả tập trung khắc hoạ bản chất của nhân vật Bá Kiến, Bá Kiến thức sự là một con hổ biết cười. Đối với một con mồi như Chí Phèo khi thì Bá Kiến nhỏ nhẹ để làm mềm nhũn Chí Phèo, có khi thì Bá Kiến doạ nạt bằng những lời lẽ có gang có thép. Ngoài cái thủ đoạn đó thì Bá Kiến được tác giả liệt kê ra nhiều thủ đoạn thâm độc xảo quyệt. Với những nét khắc hoạ đó nhà văn đã dựng lên được một Bá Kiến rất sớng động, rất điển hình cho bọn cường hào ác bá ở nông thôn trước cách mạng tháng tám.
Về nhân vật chính diện nhà văn tập trung vào hai nhân vật và mối quan hệ của hai nhân vật đó là Chí Phèo và Thị Nở. Hai nhân vật này có số phận khác nhau nhưng lại làm sáng tỏ cho nhau. Trong đó Thị Nở thực chất là nhân vật để làm nổi bật con người Chí Phèo, bi kịch Chí Phèo. Chí Phèo hiện hình dưới ngòi bút của Nam Cao có số phận rất duyên từ xuát than đến đời sống, nhưng Chí Phèo là nhân vật điển hình vì bên cạnh Chí Phèo còn có Năm Thọ, Binh Chức là những hình đồng dạng với Chí Phèo. Có thể khẳng định thành công nhất về mặt nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo là xây dựng được hai điển hình văn học, trong đó điển hình nổi bật nhất là nhân vật Chí Phèo.
Nói đến văn xuôi là nói đến nhân vật, nói đến nhân vật là nói đến tâm lí tính cách nhân vật, nói đến tác phẩm Chí Phèo là người ta nghĩ ngay đến cái tinh tế của nhà văn trong việc phát hiện ra được những nét tâm lí rất thật rất đúng của những con người tưởng là không có những nét tâm lí đó. Mỗi nhân vật sở dĩ thành công bởi những nét tâm lí tính cách khác nhau. Tâm lí của Bá Kiến là biết tâm lí của người đời, biết mềm nắn rắn buông, tâm lí của vợ Bá Kiến là hiếu kì lẳng lơ, tâm lí của người nông dân là sợ tai hoạ.
Khả năng miêu tả tâm lí sâu sắc nhất của Nam Cao trong tác phẩm này là đã khám phá được diễn tả được tâm lí của nhân vật chính đó là Chí Phèo và Thị Nở. Người đọc rất tâm đắc với nhà văn rất cảm phục nhà văn khi Nam Cao phát hiện được tâm lí của Chí Phèo khi gặp Thị Nở. Khi Chí Phèo nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo từ ngạc nhiên rồi sau đó là mắt ươn ướt cảm động và tiếp đến là có cái gì đó như là ăn năn muốn làm hoà với mọi người rồi làm nũng với Thị như với mẹ đó là những nét tâm lí rất thật của những con người muốn được tái sinh. Cái sâu sắc của Nam Cao chính là chỗ đó.
Một biểu hiện nghệ thuật độc đáo của tác phẩm đó là cách tổ chức kết cấu tác phẩm. Đó là một cách kết cấu vừa linh hoạt vừa độc đáo vừa đa dạng. Cái độc đáo đầu tiên của kết cấu tác phẩm là tác giả đã đảo ngược thời gian đi từ hiện tại rồi đến quá khứ rồi đến hiện tại. Một biểu hiện của kết cấu không mới nhưng lại rất hợp lí ở tác phẩm này đó là kết cấu theo lối khép kín. Nhà văn mở đầu tác phẩm bằng một lò gạch cũ nơi Chí Phèo ra đời rồi kết thúc tác phẩm cũng mọt lò gạch cũ với một sự liên tưởng một Chí Phèo con sắp ra đời. Cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời Chí Phèo vẫn cứ tiếp diễn đó là vòng luân hồi nhưng lại bế tắc. Ýnghĩa của tác phẩm toát ra rất sâu sắc từ kết cấu này.
Ngoài hai kiểu kết cấu trên nhà văn đã tổ chức được một sự đa dạng của hành văn khi thì độc thoại khi thì đối thoại, khi thì kể, khi thì tả, khi thì tường thuật. Một phương diện nghệ thuật mà nhà văn rất thành công ở truyện ngắn Chí Phèo, đó là cách sử dụng ngôn ngữ rất phù hợp với từng đối tượng nhân vật. Ngôn ngữ của bọn Bá Kiến, Lí Cường là ngôn ngữ của bọn bề trên khi mềm mỏng khi đanh rắn rất biến hoá. Ngôn ngữ của các nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở thì rất quê mùa có khi là tục tằng thô lỗ đó là loại ngôn ngữ phù hợp với tính cách nhân vật. Nhìn chung tác phẩm viết về đề tài người nông dân nên ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong tác phẩm là loại ngôn ngữ bình dân chân quê, rất phù hợp với cảnh và tình của tác phẩm.
Truyện ngắn Chí Phèo là một trong những truyên ngắn xuất sắc tiêu biểu của văn học hiện thực trước cách mạng tháng tám nói chung của nhà văn Nam Cao nói riêng. Tác phẩm này thành công trên nhiều phương diện cả nội dung và hình thức, nhưng đặc biệt nhất vẫn là nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm. Cùng một vấn đề rất phổ biến của xã hội lúc bấy giờ nhưng với tài nghệ của mình Nam Cao dẫ điển hình hoá được cả hai loại nhân vật chính diện và phản diện. Đọc tác phẩm này chúng ta vừa cảm phục được cái tâm của tác giả lại vừa cảm phục cái tài của tác giả. Cái tâm và cái tài đó là tiền đề để nhà văn thành công ở tác phẩm này.
Chủ đề 2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Unit 6: High-flyers
Chủ đề 3: Kĩ thuật phát và đập bóng
CHƯƠNG V - CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Chuyên đề 3. Danh nhân trong lịch sử Việt Nam
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11