1. Đọc hiểu văn bản: Chiều sương (Bùi Hiển)
2. Đọc hiểu văn bản: Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Tảo phát Bạch Đế thành (Lý Bạch)
4. Thực hành tiếng Việt trang 23
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Kiến và người (Trần Duy Phiên)
6. Viết: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
7. Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
8. Ôn tập trang 32
1. Đọc hiểu văn bản: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
2. Đọc hiểu văn bản: Độc "Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Kính gửi cụ Nguyễn Du (Tố Hữu)
4. Thực hành tiếng Việt trang 46
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
6. Viết: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học
7. Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học
8. Ôn tập trang 58
1. Đọc hiểu văn bản: Nguyệt cầm (Xuân Diệu)
2. Đọc hiểu văn bản: Thời gian (Văn Cao)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Ét-va Mun-chơ và "Tiếng thét" (Su-si Hút-gi)
4. Thực hành tiếng Việt trang 66
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Gai (Mai Văn Phấn)
6. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng)
7. Nói và nghe: Giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/pho tượng theo lựa chọn cá nhân
8. Nói và nghe: Nghe và phản hồi về bài giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật
9. Ôn tập trang 76
1. Đọc hiểu văn bản: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Trích Tuấn - chàng trai nước Việt - Nguyễn Vỹ)
2. Đọc hiểu văn bản: Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh)
4. Thực hành tiếng Việt trang 92
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Xà bông "Con Vịt" (Trần Bảo Định)
6. Viết: Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
7. Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
8. Ôn tập trang 103
Nội dung câu hỏi:
Hãy viết bài văn nghị luận về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng mà bạn yêu thích.
Phương pháp giải:
- Dựa vào ngữ liệu tham khảo phần trên và các bước để tạo lập một bài viết.
Lời giải chi tiết:
Hồ Chí Minh người cha già kính yêu của dân tộc ta, Bác không chỉ là vị lãnh tụ của đất nước Việt Nam mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn của nền văn học nước nhà. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác đã sáng tác bài “Cảnh khuya”, một bài thơ bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya.
Bài thơ “Cảnh khuya” được Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947, những năm thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là khoảng thời gian rất khó khăn và vất vả đối với cách mạng nước ta, Bác viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại chiến khu Việt Bắc, qua đó cũng vẽ lên bức tranh thiên nhiên Pác Pó trong đêm khuya rất sống động và hữu tình:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ đầu tiên được Người miêu tả một khung cảnh thiên nhiên đầy sinh động, và cũng thật mơ mộng, một sự kết hợp hài hòa, giữa cảnh vật và ánh trăng.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian thanh tĩnh của đêm khuya, tiếng suối chảy róc rách được tác giả ví như tiếng hát rất trong trẻo và bình lặng, sử dụng nghệ thuật so sánh làm tăng thêm sự du dương của tiếng suối, cảnh vật vì thế mà cùng hòa nhịp đung đưa theo tiếng suối. Hình ảnh ánh trăng được xuất hiện trong bài hòa vào với những cây cổ thụ, với những bông hoa. Từ “lồng” biểu thị cho sự đan xen, hòa hợp với nhau, ánh trăng soi xuống những cây cổ thụ, bóng trăng lại hòa quyện cùng hoa tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng. Đưa người đọc đến với những cảm xúc yên tĩnh, đầy ý thơ.
Khung cảnh như vậy làm sao mà tác giả có thể hờ hững được, trong đêm khuya khi Bác vẫn còn đang làm việc, thiên nhiên mộng ảo như vậy khiến Người tạm gác công việc sang một bên để bước ra ngắm cảnh khuya nhiều sức hút như vậy, khung cảnh được Hồ Chí Minh thu trọn trong tầm mắt, vẽ lên cảnh thiên nhiên thật đẹp như tranh vẽ.
Hình ảnh ánh trăng hiện lên kết hợp với cảnh vật cho thấy tâm hồn một tình yêu dành cho thiên nhiên của Bác Hồ, ánh trăng chính là người bạn tri kỉ của Người cứ như nó soi sáng cùng Bác trong đêm khuya, khiến cho cảnh vật dưới ánh trăng cũng có thêm nhịp sống.
Một sáng tác của Bác cũng nói lên được cảnh đẹp của đêm khuya nhưng Bác lại ngắm từ trong một không gian khác đó là bài ngắm trăng có đoạn:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ…
Bên cạnh những phong cảnh thiên nhiên đó chính là một tấm lòng yêu nước sâu sắc của Bác Hồ.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Người miêu tả cảnh khuya như được vẽ ra, nó quá thơ mộng, thiên nhiên trước mắt thật kì diệu khiến Người phải thốt lên, sử dụng phép so sánh như vậy càng tăng thêm sự ma mị của bức tranh thiên nhiên, lúc đó người chưa ngủ được, không ngủ vì Bác còn phải làm việc, lo việc nước việc quân, lúc đó đang diễn ra kháng chiến, Bác là một vị lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh đòi lại quyền tự do, độc lập. Mang trên vai một trọng trách rất lớn và nặng nề, vì vậy Người “chưa ngủ vì lo” lo cho anh em đồng chí đồng đội, lo cho nước nhà bao giờ mới hòa bình, Bác trằn trọc cả đêm làm sao ngủ được.
Trong cảnh đêm khuya cùng với ánh trăng và tiếng suối văng vẳng cùng tâm trạng đầy lo âu, phiền muội khiến. Tất cả mọi thứ kết hợp với nhau một cách rất tự nhiên và khăng khít. Thể hiện một tình cảm với thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm và sâu lắng, lòng yêu nước sâu lặng, một tâm trạng mênh mông đều được tác giả khắc họa một cách rõ nét trong bài thơ.
Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, có thể nói bài thơ “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ viết về ánh trăng cực hay trong cuộc đời sáng tác nghệ thuật của Bác.
Bằng sự kết hơp giữa cổ điển và hiện đại Hồ Chí Minh tạo nên một cảnh khuya rất sống động nhưng cũng đầy thơ mộng, đồng thời cũng thể hiện nỗi lòng của một người chiến sỹ, một vị lãnh đạo lo cho việc nước nhà, cảnh trăng đêm khuya thật đẹp và đầy sáng tạo trong hoạt động sáng tác của Người.
CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO
Chuyên đề 3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam
Unit 3: Global warming & Ecological systems
Chủ đề 4. Trách nhiệm với gia đình
Phần hai. CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11