1. Đọc hiểu văn bản: Vợ nhặt (trích - Kim Lân)
2. Đọc hiểu văn bản: Chí Phèo (Trích - Nam Cao)
3. Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
4. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)
5. Nói và nghe: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện
6. Củng cố, mở rộng trang 48
7. Thực hành đọc: Cải ơi! (Nguyễn Ngọc Tư)
1. Đọc hiểu văn bản: Nhớ đồng (Tố Hữu)
2. Đọc hiểu văn bản: Tràng giang (Huy Cận)
3. Đọc hiểu văn bản: Con đường mùa đông (A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin - Aleksandr Sergeyevich Pushkin)
4. Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng
5. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm)
6. Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật
7. Củng cố, mở rộng trang 73
8. Thực hành đọc: Thời gian (Văn Cao)
1. Đọc hiểu văn bản: Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)
2. Đọc hiểu văn bản: Tôi có một ước mơ (Trích Bước đến tự do, Câu chuyện Mon-ga-mơ-ri (Montgomery), Mác-tin Lu-thơ Kinh - Martin Luther King
3. Đọc hiểu văn bản: Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam 1932 - 1941 - Hoài Thanh)
4. Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)
5. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)
6. Nói và nghe: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội
7. Củng cố, mở rộng trang 97
8. Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm (Trích Tiếp xúc với nghệ thuật - Thái Bá Vân)
1. Đọc hiểu văn bản: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái)
2. Đọc hiểu văn bản: Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây - Cao Bá Quát)
3. Đọc hiểu văn bản: Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)
4. Thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa
5. Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
6. Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
7. Củng cố, mở rộng trang 122
8. Thực hành đọc: Nàng Ờm nhắn nhủ (Trích Nàng Ờm - chàng Bồng Hương - truyện thơ dân tộc Mường)
1. Đọc hiểu văn bản: Sống, hay không sống - đó là vấn đề (Trích Hăm-lét - Hamlet, Uy-li-am Sếch-xpia - William Shakespeare)
2. Đọc hiểu văn bản: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
3. Viết: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội
4. Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)
5. Củng cố, mở rộng trang 151
6. Thực hành đọc: Prô-mê-tê bị xiềng (Trích - Ét-sin - Eschyle)
Nội dung câu hỏi:
Thảo luận về cách thực hành “lối sống xanh”.
Phương pháp giải:
- Dựa vào những kiến thức đã được học và hiểu biết của bản thân để thực hiện phần thảo luận.
Lời giải chi tiết:
Trong cuốn sách “Sống xanh”, tác giả Jen Chillingsworth đã viết “Ăn sạch – Uống lành – Sống bền vững”. Quả thực, cung cách sống của con người có mối quan hệ mật thiết với môi trường xung quanh. Đứng trước thực trạng Trái Đất hiện nay, nhiều người lựa chọn lối sống xanh để bảo vệ tương lai của chính mình và thế giới xung quanh.
Định nghĩa một cách đơn giản, sống xanh chính là lối sống thân thiện với môi trường, hòa hợp với tự nhiên. Trong xã hội hiện đại xô bồ, sống xanh được coi là lối sống tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta.
Từ xưa đến nay, con người luôn sống dựa vào tự nhiên. Cả một nền văn minh tân tiến của chúng ta được xây dựng trên cái nền thô sơ của Trái Đất. Mẹ Thiên Nhiên đã ban tặng cho con người vô vàn tài nguyên quý giá để phát triển đời sống, bồi đắp văn hóa. Loài người làm sao có thể tồn tại đến ngày nay nếu thiếu đi đất, nước, ánh sáng, gió hay những cánh rừng? Thế nhưng, Mẹ đang bị chính con người bức tử. Dân số đông đúc dẫn đến lượng rác thải quá nhiều, tham vọng tiền bạc khiến con người không ngừng vắt kiệt tự nhiên. Càng phụ thuộc vào công nghệ hiện đại, con người càng xa rời thiên nhiên. Những tòa nhà cao ốc, những con đường tắc nghẽn vì xe cộ hay những làn khói nhà máy đen kịt đang bao trùm Trái Đất. Hiện trạng này đã rung lên hồi chuông báo động. Hơn bao giờ hết, con người cần thay đổi cách sống và sống xanh là lối sống hữu ích, được nhiều người lựa chọn.
Lối sống xanh được thể hiện cụ thể trong việc sử dụng những đồ dùng có khả năng tái chế hoặc thân thiện với môi trường, khai thác vừa phải tài nguyên, ăn uống lành mạnh,… Mục tiêu của cách sống này là đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của con người nhưng không làm suy kiệt thiên nhiên. Có lẽ, điều này không còn là một xu hướng mà nên trở thành trách nhiệm của mỗi công dân toàn cầu.
Nhờ hình thành lối sống xanh mà cuộc sống của con người đã cải thiện rõ rệt. Ô nhiễm môi trường, khí thải nhà kính được giảm thiểu. Thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện di chuyển,… không rơi vào tình trạng lãng phí. Sức khỏe con người vì thế cũng được bảo đảm. Đời sống bận rộn khiến chúng ta làm quen với đồ hộp ăn liền hay các loại cốc, bát, đũa dùng một lần. Những thứ ấy có vẻ tiện lợi nhưng về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. Quay về với những đồ đạc có xuất xứ lành tính sẽ giúp nâng cao sức khỏe thể chất con người. Bảo vệ tự nhiên đồng nghĩa với bảo vệ sức khỏe của chính mình và các sinh vật khác. Không chỉ vậy, nhiều người phải thừa nhận rằng lối sống xanh có tác động tích cực đến tinh thần của họ. Dành thời gian cho cây cối hơn là máy tính, chăm sóc động vật, sống tối giản giúp tâm trí con người thoải mái. Duy trì sống xanh còn đem đến môi trường sống lành mạnh cho các thế hệ sau. Vì tương lai của con em mình, ta cần thực hiện trách nhiệm gìn giữ môi trường ngay hôm nay. Sống xanh – sống lành.
Nếu không thực hiện lối sống này, chẳng mấy chốc thế giới của chúng ta sẽ là bãi phế thải khổng lồ. Con người và biết bao loài sinh vật khác sẽ tuyệt chủng vì sức nóng và ô nhiễm. Tiền bạc hay công nghệ của laptop, tivi không thể cứu được ta. Điều đáng buồn là hiện nay sống xanh vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Ở bất kì đâu, từ các thành phố lớn đến những khu ổ chuột, con người vẫn đang từng ngày phá hoại tự nhiên.
Hiện thực hóa việc sống xanh không hề khó. Ta có thể áp dụng nó ngay trong sinh hoạt hằng ngày như tiết kiện điện, lựa chọn những đồ dùng dễ tái chế và dễ phân hủy, hạn chế dùng các chất tẩy rửa làm từ hóa chất. Trong ăn uống, ta có thể sử dụng thực phẩm hữu cơ được nuôi trồng tự nhiên. Ngoài ra, chúng ta cần phải điều chỉnh thói quen trong nấu nướng và ăn uống, hạn chế việc lãng phí thức ăn. Tiết kiệm điện, nước, lựa chọn thời trang bền vững thay vì chạy theo phong trào “Shoppee hall” sẽ tiết kiệm nguồn tài nguyên cho Trái Đất.
Tóm lại, có rất nhiều cách để giúp chúng ta sống xanh và sống lành. Hãy lựa chọn cho mình phương pháp sống xanh phù hợp để nâng cao chất lượng đời sống và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
Unit 2: The generation gap
ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH- SBT TOÁN 11
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2
CHƯƠNG III - DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Ngữ âm
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11