1. Đọc hiểu văn bản: Vợ nhặt (trích - Kim Lân)
2. Đọc hiểu văn bản: Chí Phèo (Trích - Nam Cao)
3. Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
4. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)
5. Nói và nghe: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện
6. Củng cố, mở rộng trang 48
7. Thực hành đọc: Cải ơi! (Nguyễn Ngọc Tư)
1. Đọc hiểu văn bản: Nhớ đồng (Tố Hữu)
2. Đọc hiểu văn bản: Tràng giang (Huy Cận)
3. Đọc hiểu văn bản: Con đường mùa đông (A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin - Aleksandr Sergeyevich Pushkin)
4. Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng
5. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm)
6. Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật
7. Củng cố, mở rộng trang 73
8. Thực hành đọc: Thời gian (Văn Cao)
1. Đọc hiểu văn bản: Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)
2. Đọc hiểu văn bản: Tôi có một ước mơ (Trích Bước đến tự do, Câu chuyện Mon-ga-mơ-ri (Montgomery), Mác-tin Lu-thơ Kinh - Martin Luther King
3. Đọc hiểu văn bản: Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam 1932 - 1941 - Hoài Thanh)
4. Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)
5. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)
6. Nói và nghe: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội
7. Củng cố, mở rộng trang 97
8. Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm (Trích Tiếp xúc với nghệ thuật - Thái Bá Vân)
1. Đọc hiểu văn bản: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái)
2. Đọc hiểu văn bản: Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây - Cao Bá Quát)
3. Đọc hiểu văn bản: Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)
4. Thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa
5. Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
6. Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
7. Củng cố, mở rộng trang 122
8. Thực hành đọc: Nàng Ờm nhắn nhủ (Trích Nàng Ờm - chàng Bồng Hương - truyện thơ dân tộc Mường)
1. Đọc hiểu văn bản: Sống, hay không sống - đó là vấn đề (Trích Hăm-lét - Hamlet, Uy-li-am Sếch-xpia - William Shakespeare)
2. Đọc hiểu văn bản: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
3. Viết: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội
4. Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)
5. Củng cố, mở rộng trang 151
6. Thực hành đọc: Prô-mê-tê bị xiềng (Trích - Ét-sin - Eschyle)
Nội dung câu hỏi:
Trình bày báo cáo nghiên cứu về Hoàng Thành Thăng Long.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ lại bài viết để chuyển thành bài nói.
Lời giải chi tiết:
Xin chào mọi người, hôm nay em sẽ trình bày về nghiên cứu Hoàng Thành Thăng Long.
Kiến trúc kinh thành, cố đô phong kiến ở Việt Nam luôn mang theo cái gì đó rất chung và rất riêng với văn hóa kiến trúc của Trung Hoa và nó luôn thể hiện nét đẹp truyền thống, văn hóa lịch sử lâu đời của người Việt. Bên cạnh quần thể kiến trúc Cố đô Huế từ xưa, người Việt vẫn luôn tự hào với kiến trúc thành Thăng Long – tòa thành đã trải qua biết bao năm tháng của lịch sử.
Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long luôn được gắn với một sự kiện lịch sử nổi tiếng đó là vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng kinh thành Thăng Long. Cùng với đó là hàng loạt các cung điện, lăng tẩm được xây dựng, nổi bật là công trình Điện Kính Thiên cao tới 2 tầng rộng hơn 2300 mét vuông. Thời Hậu Lê, thành Thăng Long vẫn được coi là kinh đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.
Về vị trí, kinh thành Thăng Long tọa lạc ở phía Bắc Việt Nam và được giảm dần về diện tích qua các triều đại. Ở thời Hậu Lê, hầu như không xây dựng thêm các chùa tháp mà chủ yếu là trùng tu. Thay vào đó, hàng loạt phủ đệ mới của giới quý tộc, quan lại trung ương được xây dựng, tạo ra hình ảnh một kinh thành Thăng Long đầy quyền uy, thâm nghiêm.
Về kiến trúc, trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn thấy được cả di tích trên mặt đất, dưới lòng đất, di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật,… tạo thành hệ thống các di tích được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích đô thị cổ, trung, cận, hiện đại của nước ta. Hiện tại, trong khu vực trung tâm Thành cổ Thăng Long - Hà Nội còn lại 5 điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc – Nam, còn gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”, gồm có: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp…
Kinh thành Thăng Long từ thời Lý được xây dựng theo cấu trúc ba vòng thành, gọi là “tam trùng thành quách”: vòng thành ngoài là La thành hay Đại La thành, vòng thành giữa là Hoàng thành (thời Lý - Trần - Lê gọi là Thăng Long thành, thời Lê còn gọi là Hoàng thành) và vòng thành trong cùng gọi là Cấm thành (hay Cung thành). Cấm thành từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18 hầu như không thay đổi và còn bảo tồn cho đến nay hai vật chuẩn rất quan trọng: Thứ nhất là nền điện Kính Thiên xây dựng thời Lê sơ (1428) trên nền điện Càn Nguyên (sau đổi tên là điện Thiên An) thời Lý, Trần. Đó vốn là vị trí của núi Nùng (Long Đỗ - Rốn Rồng), được coi là tâm điểm của Cấm thành và Hoàng thành, nơi chung đúc khí thiêng của non sông đất nước theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền, mà di tích hiện còn là nền điện với bậc thềm và lan can đá chạm rồng thế kỷ 15. Thứ hai là cửa Đoan Môn, cửa Nam của Cấm thành thời Lý - Trần - Lê. Trên vị trí này hiện nay vẫn còn di tích cửa Đoan Môn thời Lê.
Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), trong sách Đại Việt địa dư chí toàn biên có đoạn mô tả khá rõ ràng về Hoàng thành Thăng Long thời Lê: “Ở giữa là Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu Kính Thiên là điện Chí Kính, bên tả là điện Vạn Thọ. Bên hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên tả là Đông Trường An, ở giữa có Ngọc Giản. Trong Hoàng thành và ngoài Cung thành ở phía Đông là Thái Miếu, sau là Đông Cung”.
Để giúp thế hệ sau và bạn bè quốc tế hiểu thêm về lịch sử Việt Nam cùng Hoàng thành Thăng Long, đêm tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” đã được tổ chức thành công. Đây không chỉ là một sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch mà nó còn là cách để thế hệ sau tôn vinh, tự hào về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thuộc địa… Kinh thành Thăng Long vẫn nằm đó như một minh chứng trường tồn của lịch sử, về một thời huy hoàng đã qua đi của dân tộc. Chúng ta – thế hệ con cháu phải biết bảo tồn, gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của Hoàng thành đến thế hệ tương lai và bạn bè quốc tế.
Tfai liệu tham khảo:
1. TTXVN (2010), Thăng Long thời Lê, thời Mạc-Lê, Trung Hưng (1428-1788), Ban Tuyên giáo Trung ương.
2. Sở Du lịch Hà Nội (2020), Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Cổng thông tin điện tử Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.
3. Quang Dương (2018), Hoàng thành Thăng Long – Dấu ấn văn hóa, kiến trúc độc đáo, Báo Xây dựng.
Trên đây là toàn bộ phần trình bày báo cáo của em, cảm ơn thầy, cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Bài 7: Tiết 3. Thực hành: Tìm hiểu về Liên minh châu Âu - Tập bản đồ Địa lí 11
Chương 3. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
Chủ đề 1: Những vấn đề chung
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 11
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11