1. Đọc hiểu văn bản: Lão Hạc (Nam Cao)
2. Đọc hiểu văn bản: Trong mắt trẻ (Trích Hoàng tử bé - Ê-xu-pe-ri)
3. Thực hành tiếng Việt: Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
4. Thực hành đọc hiểu: Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp)
5. Viết: Phân tích một tác phẩm truyện
6. Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
7. Tự đánh giá: Cố hương (Lỗ Tấn)
8. Hướng dẫn tự học trang 37
1. Đọc hiểu văn bản: Mời trầu (Hồ Xuân Hương)
2. Đọc hiểu văn bản: Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
3. Thực hành tiếng Việt: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh
4. Thực hành đọc hiểu: Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư Sơn bộc bố - Lý Bạch)
5. Thực hành đọc hiểu: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
6. Viết: Phân tích một tác phẩm thơ
7. Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ
8. Tự đánh giá: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
9. Hướng dẫn tự học trang 53
1. Đọc hiểu văn bản: Quang Trung đại phá quân Thanh (Trích Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái)
2. Đọc hiểu văn bản: Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn Ki-hô-tê - Xéc-van-tét)
3. Thực hành tiếng Việt: Câu khẳng định và câu phủ định
4. Thực hành đọc hiểu: Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân)
5. Viết: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
6. Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc một tác phẩm văn học
7. Tự đánh giá: Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
8. Hướng dẫn tự học trang 80
1. Đọc hiểu văn bản: Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya" (Lê Trí Viễn)
2. Đọc hiểu văn bản: Chiều sâu của truyện "Lão Hạc" (Văn Giá)
3. Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu
4. Thực hành đọc hiểu: Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng)
5. Viết: Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch
6. Nói và nghe: Thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học
7. Tự đánh giá: "Hoàng tử bé" - một cuốn sách diệu kì (Theo taodan.com.vn)
9. Hướng dẫn tự học trang 102
1. Đọc hiểu văn bản: "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi (Theo sachhaynendoc.net)
2. Đọc hiểu văn bản: Bộ phim "Người cha và con gái" (Theo vtc.vn)
3. Thực hành tiếng Việt: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể
4. Thực hành đọc hiểu: Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ" (Theo Phúc Yên)
5. Viết: Viết bài giới thiệu một cuốn sách
6. Nói và nghe: Giới thiệu một cuốn sách
7. Tự đánh giá: Tập truyện "Quê mẹ" của nhà văn Thanh Tịnh (Theo Trần Hữu Tá)
9. Hướng dẫn tự học trang 122
Nội dung câu hỏi:
Đọc trước văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư), tìm hiểu thêm những văn bản nghị luận viết về tác phẩm Nắng mới.
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm những văn bản viết về tác phẩm Nắng mới
Lời giải chi tiết:
Văn bản nghị luận về tác phẩm Nắng mới:
“Nắng mới” (in trong tập thơ “Tiếng thu”, năm 1939) là bài thơ đã đi vào lòng bao thế hệ độc giả bằng sự giản dị, hoài niệm của nó. Một trường hợp điển hình cho thơ lãng mạn nói chung, và phong trào Thơ mới nói riêng.
"Nắng mới" kết tinh nhất những gì là phong cách và cũng là tâm hồn của Lưu Trọng Lư-một trong những người mở màn cho Thơ mới.
Viết về Lưu Trọng Lư hoặc “Nắng mới” quả khó tìm ra được điều gì mới mẻ, vì thi phẩm quá giản dị còn tác giả thì đã quá nổi tiếng. Ở đây, tôi chỉ muốn trình bày “bản tường trình” tâm hồn của mình khi đọc “Nắng mới”. Những đứa trẻ nông thôn hoặc có ký ức sâu đậm về nông thôn như tôi có lẽ sẽ cảm nhận bài thơ “Nắng mới” theo một lối khác, đầy hoài niệm và giàu hình ảnh hơn so với những đứa trẻ thành thị, lớn lên trong thời toàn cầu hóa. Tại sao vậy? Chúng ta hãy bắt đầu với khổ thơ:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không
“Nắng mới” được nhiều nhà phê bình cho rằng là thứ ánh nắng mặt trời dịu nhẹ, tỏa sáng sau một mùa mưa lạnh ẩm ướt kéo dài. Tính chất tinh khôi, trong trắng, mong manh của nắng mới tạo nên mỹ cảm và xúc cảm cho bài thơ của Lưu Trọng Lư. Thứ nắng mới trong ký ức của tôi khi đọc thi phẩm này đó là những vệt nắng dài, tỏa ra sau những cơn mưa dầm dề nơi xứ Huế. Cố đô thường có mùa mưa kéo dài, lạnh và ẩm ướt. Chỉ một cơn mưa thôi có khi cũng đo lường thời gian bằng tuần, bằng tháng. Chính vì vậy, khi cơn mưa tạnh, những hạt nắng đầu tiên bung nở dưới mây, xuyên qua những kẽ lá còn ướt đẫm chưa khô, lòng người dù có buồn đau đến đâu cũng dường như được an ủi, được phơi phóng. Bài thơ có câu thơ thứ hai đặc trưng cho khung cảnh nông thôn: Tiếng gà trưa gáy não nùng. Nếu tiếng gà ban mai đặc trưng cho ngày mới, cho dương khí, thì tiếng gà trưa lại vừa hiếm, vừa buồn, vì nó ngắt quãng và không cao giọng như tiếng gà gáy sáng. Nhà thơ sử dụng một chữ tượng thanh (xao xác) mở đầu câu thơ thứ hai, ngăn với vế sau bằng dấu phẩy nhằm nhấn mạnh, tạo ra ấn tượng đặc biệt trong tiếp nhận.
Hai câu thơ tiếp theo đưa chúng ta quay ngược về ký ức, theo đúng quan điểm thơ ca là nghệ thuật của thời gian đã mất. Cuối khổ thơ thứ nhất, nỗi buồn vẫn dường như vô cớ theo mỹ học lãng mạn. Chỉ đến khổ 2 thì dụng ý của thi sĩ mới lộ ra:
Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười,
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Bài thơ chuyển hướng không còn miêu tả ánh nắng mới, cũng không phải hoài nhớ thời gian, mà như thế, là một hồi ức về người mẹ (me) đã mất. Có mất mát nào hơn mất đi người mẹ hiền, và có người đàn bà nào trong đời mỗi chúng ta lại có thể đẹp hơn hình bóng của mẹ? Bài “Nắng mới” với tôi, là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất viết về mẹ trong lịch sử thi ca Việt Nam hiện đại. Tứ thơ đơn giản, lời lẽ giản dị, nhân vật trữ tình không giãi bày nội tâm nhiều, song nó vẫn là một bài thơ ám ảnh về hình tượng người mẹ. Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh cũng tinh tế nhận ra: “Đặc sắc của Lư chính là ở chỗ này. Từ những kỷ niệm tươi sáng về người mẹ đã khuất, cho đến bao nhiêu buồn thương, bao nhiêu chán nản, bao nhiêu đau khổ vì tình yêu... Lư đều kể cho ta nghe một cách rất cảm động”. Hai câu cuối khổ thứ 2 thành công bậc nhất của bài thơ với một vẻ đẹp ám ảnh. Chỉ một từ tượng thanh “reo” là đủ làm tâm nhãn cho cả khổ thơ. Nắng vốn vô thanh, song ngày mẹ còn hiện hữu, thế giới là thế giới của reo vui, bởi có/còn màu áo đỏ của mẹ.
Khổ thơ cuối cùng kết lại một bản tường trình tâm hồn đầy xúc cảm và hoài niệm:
Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.
Bài thơ nhanh chóng xoay trục, từ chỗ tả cảnh sang tả tình, từ chỗ viết về nắng với niềm hân hoan tươi mới đã quay về với nỗi đau bất khả giải: Nỗi đau mất mẹ, và do đó, trung tâm thẩm mỹ từ xuất phát điểm thiên nhiên được quay sang hình tượng thiêng liêng-người mẹ. Vẻ đẹp bài thơ chính vì vậy, được kiến tạo không phải ở thì hiện tại, trong không gian thiên nhiên khách quan, mà được tạo ra từ trong chiều sâu của quá khứ, kỷ niệm, trong trái tim và tâm hồn chủ quan của cái tôi trữ tình đại diện cho thi sĩ Lưu Trọng Lư.
Tác giả đã sáng tạo nên một trong những hình tượng đẹp nhất trong sự nghiệp thi ca của mình trong hai câu cuối: “Nét cười đen nhánh sau tay áo/ Trong ánh trưa hè trước giậu thưa”. Cái chói chang của ánh nắng trưa hè tinh khôi làm bật lên nụ cười đen nhánh bởi răng đen của người mẹ. Từ “nét cười” thực sự là một mắt thơ đầy dụng công nghệ thuật, “nét” chứ không phải nụ cười hay miệng cười, bởi đó là một nụ cười đã mất đi, nụ cười chìm sâu trong quá khứ hư vô, nó chỉ “mờ nhân ảnh” trong trái tim người con trai.
Chúng ta dễ dàng sẻ chia và đồng cảm với bài thơ, bởi ai cũng có mẹ ở trên đời, ai cũng yêu mẹ, nhiều người sớm mất mẹ và mọi người mẹ đều sẽ không thể du hành trên cõi tạm này cùng chúng ta vĩnh viễn. Nắng mới được viết nên bởi cảm xúc, đúng với nhận định của Hoài Thanh: “Tôi chỉ biết, dầu có ưa thơ người này hay người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư”.
Unit 9: A first - Aid Course - Khoá học cấp cứu
Unit 11: Buy One, Get One Free!
PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 8 TẬP 2
Unit 8. Travel and holiday
Mở đầu
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8