1. Đọc hiểu văn bản: Lão Hạc (Nam Cao)
2. Đọc hiểu văn bản: Trong mắt trẻ (Trích Hoàng tử bé - Ê-xu-pe-ri)
3. Thực hành tiếng Việt: Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
4. Thực hành đọc hiểu: Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp)
5. Viết: Phân tích một tác phẩm truyện
6. Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
7. Tự đánh giá: Cố hương (Lỗ Tấn)
8. Hướng dẫn tự học trang 37
1. Đọc hiểu văn bản: Mời trầu (Hồ Xuân Hương)
2. Đọc hiểu văn bản: Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
3. Thực hành tiếng Việt: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh
4. Thực hành đọc hiểu: Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư Sơn bộc bố - Lý Bạch)
5. Thực hành đọc hiểu: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
6. Viết: Phân tích một tác phẩm thơ
7. Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ
8. Tự đánh giá: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
9. Hướng dẫn tự học trang 53
1. Đọc hiểu văn bản: Quang Trung đại phá quân Thanh (Trích Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái)
2. Đọc hiểu văn bản: Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn Ki-hô-tê - Xéc-van-tét)
3. Thực hành tiếng Việt: Câu khẳng định và câu phủ định
4. Thực hành đọc hiểu: Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân)
5. Viết: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
6. Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc một tác phẩm văn học
7. Tự đánh giá: Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
8. Hướng dẫn tự học trang 80
1. Đọc hiểu văn bản: Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya" (Lê Trí Viễn)
2. Đọc hiểu văn bản: Chiều sâu của truyện "Lão Hạc" (Văn Giá)
3. Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập trong câu
4. Thực hành đọc hiểu: Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng)
5. Viết: Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch
6. Nói và nghe: Thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học
7. Tự đánh giá: "Hoàng tử bé" - một cuốn sách diệu kì (Theo taodan.com.vn)
9. Hướng dẫn tự học trang 102
1. Đọc hiểu văn bản: "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi (Theo sachhaynendoc.net)
2. Đọc hiểu văn bản: Bộ phim "Người cha và con gái" (Theo vtc.vn)
3. Thực hành tiếng Việt: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể
4. Thực hành đọc hiểu: Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ" (Theo Phúc Yên)
5. Viết: Viết bài giới thiệu một cuốn sách
6. Nói và nghe: Giới thiệu một cuốn sách
7. Tự đánh giá: Tập truyện "Quê mẹ" của nhà văn Thanh Tịnh (Theo Trần Hữu Tá)
9. Hướng dẫn tự học trang 122
Nội dung câu hỏi:
Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích Người thầy đầu tiên.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và phân tích nhân vật thầy Đuy-sen
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu
Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”
Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”
Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.
Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.
Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.
Bài 8
Chương 2: Phản ứng hóa học
Bài 7. Phòng, chống bạo lực gia đình
Bài 4. Bảo vệ lẽ phải
Bài 30. Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8