Cho tam giác $A B C$ và tam giác $A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ có các kích thước như Hình
1. Trên cạnh $A B$ và $A C$ của tam giác $A B C$ lần lượt lấy hai điểm $M, N$ sao cho $A M=2 \mathrm{~cm}, A N=3 \mathrm{~cm}$.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
So sánh các tỉ số $\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}, \frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}, \frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B C}$.
2. Phương pháp giải
- Ta tính tỉ số các đoạn thẳng.
3. Lời giải chi tiết
Ta có: $\frac{A^{\prime} B^{\prime}}{A B}=\frac{2}{6}=\frac{1}{3}, \frac{A^{\prime} C^{\prime}}{A C}=\frac{3}{9}=\frac{1}{3}, \frac{B^{\prime} C^{\prime}}{B C}=\frac{4}{12}=\frac{1}{3}$. Do đó, các tỉ số trên bằng nhau.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Tính độ dài đoạn thẳng $M N$.
2. Phương pháp giải
- Sử dụng định lí Thales đảo.
- Hệ quả định lí Thales
3. Lời giải chi tiết
Ta có: $\frac{A M}{A B}=\frac{2}{6}=\frac{1}{3} ; \frac{A N}{A C}=\frac{3}{9}=\frac{1}{3}$
Vì $\frac{A M}{A B}=\frac{A N}{A C} \Rightarrow M N / / B C$ (định lí Thales đảo)
Vì $M N / / B C \Rightarrow \frac{A M}{A B}=\frac{A N}{A C}=\frac{M N}{B C}$ (Hệ quả của định lí Thales)
Do đó, $\frac{M N}{B C}=\frac{1}{3} \Leftrightarrow \frac{M N}{12}=\frac{1}{3} \Rightarrow M N=\frac{12.1}{3}=4$.
Vậy $M N=4 \mathrm{~cm}$.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa các tam giác $A B C, A M N$ và $A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ ?
2. Phương pháp giải
- Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới đồng dạng với tam giác đã cho.
- Nếu $\triangle A B C \backsim \Delta A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} \quad$ và $\quad \triangle A B C \backsim \Delta A^{\prime \prime} B^{\prime \prime} C^{\prime \prime}$ thì $\Delta A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} \backsim \Delta A^{\prime \prime} B^{\prime \prime} C^{\prime \prime}$.
3. Lời giải chi tiết
Vì $M N / / B C \Rightarrow \triangle A B C \backsim \triangle A M N$ (định lí)(1)
Xét tam giác $A M N$ và tam giác $A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ ta có:
Do đó, $\triangle A M N=\Delta A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ (с.c.c)
vi $\triangle A M N=\Delta A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ nên $\triangle A M N \backsim \Delta A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra, $\Delta A B C \backsim \Delta A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$.
Chủ đề 3. Khối lượng riêng, áp suất và moment lực
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Chương 2. Cơ khí
Chủ đề 7. Môi trường và hệ sinh thái
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8
SGK Toán Lớp 8
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8