Bài 1
Đọc các tình huống và trả lời câu hỏi:
Hình ảnh: Trang 45 SGK
1. Lần đầu tiên Hoa biểu diễn tiết mục văn nghệ trước toàn trường. Bạn cảm thấy rất lo lắng, sợ hãi.
Hoa liền hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh và tự nhủ: “Đừng sợ, mình nhất định sẽ làm được”. Cuối cùng, Hoa đã biểu diễn tiết mục rất tốt và nhận được những tràng pháo tay của mọi người.
Câu hỏi: Hoa đã làm gì để vượt qua sự lo lắng, sợ hãi?
Hình ảnh: Trang 46 SGK.
2. Hải và Sơn tham gia cuộc thi vẽ tranh. Hải lỡ tay làm đổ màu nước lên bài vẽ của hai bạn khiến cả hai vô cùng lo lắng. Hải tự trách mình và từ bỏ cuộc thi. Còn Sơn, sau một phút trấn tĩnh, bạn liền dùng ngay vết màu loang trên giấy để vẽ bầu trời trong bức tranh của mình. Cuối cùng, bài vẽ của Sơn được cô giáo và các bạn khen.
Câu hỏi:
- Bạn nào đã kiềm chế được cảm xúc tiêu cực? Kiềm chế bằng cách nào?
- Việc kiềm chế được cảm xúc tiêu cực đó đã đem lại điều gì cho bạn?
Phương pháp giải:
- Đọc – Hiểu.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1:
Vì đây là lần đầu tiên Hoa biểu diễn văn nghệ trước mặt mọi người nên bạn ấy đã rất lo lắng, sợ hãi. Để vượt qua cảm giác đó, Hoa đã hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh và tự nhủ: “Đừng sợ, mình nhất định sẽ làm được”.
Tình huống 2:
- Bạn Sơn đã kiềm chế được cảm xúc tiêu cực. Bạn Sơn tuy có lo lắng nhưng sau đó bạn đã trấn tĩnh lại và xử lí tình huống không may xảy ra.
- Việc kiềm chế được cảm xúc tiêu cực đó đã giúp bức tranh của Sơn trở nên đẹp hơn nhờ chính vết loang mà Hải lỡ tay làm đổ màu nước và đã được cô giáo cùng các bạn khen ngợi.
Bài 2
Quan sát tranh và nêu cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực:
Hình ảnh: Trang 46, 47 SGK
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Đọc truyện hoặc nghe nhạc giúp tâm trạng của mình thoải mái hơn, vui vẻ hơn, xoa dịu những cảm xúc tiêu cực.
Hình 2:
Hít thở thật sâu, đệm chậm rãi từ 1 đến 10 sẽ giúp bản thân bình tĩnh hơn, giảm cảm xúc tiêu cực để tránh xảy ra nhưng hành động đáng tiếc.
Hình 3:
Viết ra những điều khiến bản thân lo lắng, sợ hãi để giải tỏa căng thẳng, kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực.
Hình 4:
Chia sẻ với bạn về những cảm xúc tiêu cực để nhẹ lòng và thoải mái hơn, giúp kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Hình 5:
Kể với người thân nghe về những cảm xúc tiêu cực để nhẹ lòng và thoải mái hơn, giúp kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Ngoài ra, còn một số cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực như: uống một cốc nước lạnh, ăn chiếc kẹo ngọt, luôn nghĩ đến những điều vui vẻ.
Unit 3: My body
Unit 5: Where's the ball?
Chủ đề. KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO VÀ YÊU QUÝ BẠN BÈ
Unit 6: Food
Ôn tập cuối năm