Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy cho biết, nội dung quy định tại khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm mục đích gì? Vì sao?
2. Phương pháp giải
Đọc thông tin và cho biết mục đích của nội dung quy định tại khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019. Giải thích vì sao.
3. Lời giải chi tiết
Nội dung quy định tại khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm mục đích thúc đẩy và bảo đảm thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, vì những quy định đó có thể ngăn chặn và tạo điều kiện để xử lí những người sử dụng lao động do định kiến giới mà đối xử bất bình đẳng, trả lương cho lao động nữ thấp hơn lao động nam khi họ làm công việc có vị trí như nhau.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Thông báo tuyển dụng giáo viên của Trường Mầm non dân lập B có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động không? Trường Mầm non dân lập B có thể phải chịu hậu quả gì về hành vi này? Vì sao?
2. Phương pháp giải
Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Thông báo tuyển dụng giáo viên của Trường Mầm non dân lập B đã vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, bởi vì, thông báo đó đã thể hiện sự từ chối tuyển dụng người lao động thuộc giới tính nam. Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định số 125/2021/ NĐ-CP ngày 18/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì Trường Mầm non A có thể bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 15 000 000 đồng.
Lời giải ý 3
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở nước ta hiện nay.
2. Phương pháp giải
Lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở nước ta hiện nay.
3. Lời giải chi tiết
Ví dụ về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở nước ta hiện nay
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, có 54,6 triệu lao động Việt Nam có việc làm, trong đó, lao động nam đạt gần 28,8 triệu người (chiếm khoảng 52.7%) và lao động nữ là 25,9 triệu người (chiếm khoảng 47.3%).
- Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế, phụ nữ Việt Nam tham gia lực lượng lao động với tỉ lệ cao hơn mức trung bình của toàn cầu và khu vực. Năm 2019, có 70,9% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia thị trường lãnh đạo. Tỷ lệ tương ứng ở cấp độ toàn cầu là 47,2%, và tỷ lệ ở Châu Á - Thái Bình Dương thậm chí còn thấp hơn, ở mức 43,9%.
Unit 3: Sustainable health
Chuyên đề 1. Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
Chủ đề 2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Chuyên đề I. Trường hấp dẫn
Unit 9: Good citizens
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều