Câu 1
Quan sát hình 7.1 và đọc thông tin trong bài, em hãy cho biết:
- Vào ngày 22 - 6, bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn?
- Vào ngày 22 - 12, bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn?
- Từ ngày 21 - 3 đến 23 - 9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao?
- Từ ngày 23 - 9 đến 21 - 3 ở bán cầu Nam là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao?
Hình 7.1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở bán cầu Bắc
Phương pháp giải:
Quan sát hình 7.1 và đọc thông tin trong bài.
Lời giải chi tiết:
- Vào ngày 22 - 6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn.
- Trong ngày 22-12 (đông chí), nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
- Từ ngày 21 - 3 đến ngày 23 - 9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng do Bán cầu Bắc ngả nhiều về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều nhiệt.
- Từ 23 - 9 đến ngày 21 - 3 ở bán cầu Nam là mùa nóng do Bán cầu Nam ngả nhiều về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều nhiệt.
Câu 2
Dựa vào hình 7.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định trục Trái Đất (Bắc - Nam) và đường phân chia sáng tối (ST).
- Cho biết:
+ Ngày 22 - 6, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam?
+ Ngày 22 - 12, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu bắc hay bán cầu Nam?
Hình 7.2. Ngày và đêm trên Trái Đất vào các ngày 22 - 6 và 22 - 12
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 7.2 và thông tin trong bài.
Lời giải chi tiết:
- Xác định trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối trên hình 7.2.
- Vào ngày 22 - 6, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27′B, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc.
- Vào ngày 22 - 12, Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27′N, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Nam.
- Vào ngày 22-12 (đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27′ Nam, trên đường chí tuyến Nam, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Nam.
Câu 3
Quan sát hình 7.3 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định các điểm A, B, C.
- So sánh độ dài giữa ngày và đêm ở các điểm A, B, C vào ngày 22 - 6 và 22 - 12.
- Rút ra kết luận về sự chênh lệch ngày đêm theo mùa từ kết quả so sánh trên.
Hình 7.3. Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa
Phương pháp giải:
Quan sát hình 7.3 và thông tin trong bài.
Lời giải chi tiết:
- Xác định các điểm: Điểm A nằm trên xích đạo, điểm B nằm ở chí tuyến Bắc, điểm C nằm ở vòng cực Bắc.
- Ngày 22 - 6:
+ Điểm A có độ dài ngày, đêm bằng nhau.
+ Điểm B có ngày dài hơn đêm.
+ Điểm C là ban ngày (không có đêm).
- Ngày 22 - 12:
+ Điểm A có độ dài ngày, đêm bằng nhau.
+ Điểm B có đêm dài hơn ngày.
+ Điểm C là ban đêm (không có ngày).
=> Kết luận:
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài khác nhau.
- Càng xa xích đạo về phía hai cực sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng rõ rệt.
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau.
CHƯƠNG I. ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
CHƯƠNG V. TẾ BÀO
CHƯƠNG 1. ĐOẠN THẲNG
Unit 9: Houses in the Future
CHƯƠNG 3 - TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6