Bài 9. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
Bài 10. Công xã Pa-ri (năm 1871)
Bài 11. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Bài 13. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Bài 14. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Những nét chính về chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của các nước đế quốc.
Lời giải ý 1 - Mục 2
1. Nội dung câu hỏi
Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX có những chuyển biến lớn về kinh tế như thế nào?
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục 2 SGK trang 46.
3. Lời giải chi tiết
* Những chuyển biến lớn về kinh tế ở các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ:
- Ở những nước tư bản Âu - Mỹ, các công ty độc quyền kiểm soát các ngành kinh tế trọng yếu, như: luyện kim, đóng tàu và khai thác mỏ,…
- Từ cuối thế kỉ XIX, tốc độ phát triển kinh tế và vị thế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ có sự thay đổi rõ rệt:
+ Anh từ vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp đã tụt xuống vị trí thứ 3.
+ Pháp từ vị trí thứ 2 đã tụt xuống vị trí thứ 4 thế giới về sản xuất công nghiệp.
+ Công nghiệp Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới và Đức giữ vị trí thứ hai.
Lời giải ý 2 - Mục 2
1. Nội dung câu hỏi
Nêu những nét chính về chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục 2 SGK trang 46.
3. Lời giải chi tiết
* Chính sách đối nội
- Ở Anh:
+ Thể chế: quân chủ lập hiến. Quyền lực thuộc về Nghị viện do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.
- Ở Pháp:
+ Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhưng tình hình chính trị liên tục không ổn định.
+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.
- Ở Đức:
+ Thể chế: quân chủ lập hiến, tuy nhiên nhà nước vẫn trao nhiều quyền lực cho Hoàng đế và Thủ tướng, hạn chế vai trò của Quốc hội.
+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.
- Ở Mỹ:
+ Thể chế: cộng hòa Tổng thống. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.
+ Chính sách đối nội tập trung chủ yếu vào: hàn gắn vết thương chiến tranh, hoà hợp quốc gia, tái thiết đất nước. Tuy nhiên, chính sách đối với người Mỹ gốc Phi và phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế.
* Chính sách đối ngoại
- Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
+ Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn".
+ Đến năm 1914, hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ hai trên thế giới.
+ Cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Ca-ri-bê, Phi-líp-pin và cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.
+ Do có ít thuộc địa, nên Đức tăng cường chạy đua vũ trang, công khai đòi dùng vũ lực chia lại thuộc địa trên thế giới.
Lời giải ý 3 - Mục 2
1. Nội dung câu hỏi
Từ lược đồ 9.5, em hãy xác định vị trí thuộc địa của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục 2 SGK trang 46.
3. Lời giải chi tiết
- Thuộc địa của đế quốc Anh:
+ Ở châu Á, gồm: Ấn Độ; Miến Điện; Mã Lai…
+ Ở châu Phi, gồm: Ai Cập; Đông Xuđăng; Tây Nigiêria; Bờ biển vàng; Xômali; Nam Rôđêdia,…
+ Ở châu Mĩ có: Ca-na-đa.
+ Ở châu Đại Dương có: Ô-xtrây-li-a,…
- Thị trường, thuộc địa của đế quốc Pháp:
+ Ở châu Á, gồm: Việt Nam; Lào; Cam-pu-chia,…
+ Ở châu Phi, gồm: Angiêri; Tuynidi; Tây Xuđăng; Cônggô; Mađagaxca,…
- Thuộc địa của đế quốc Đức: chủ yếu ở châu Phi, bao gồm: Namibia; Camơrun; Tazania,…
- Đế quốc Mĩ: thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Caribê, Philíppin và cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.
Chủ đề 1. Em với nhà trường
Phần 1: Chất và sự biến đổi chất
Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam
Bài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 8
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống 1
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử và Địa lí 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 8