Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Ở thông tin 1, việc thực hiện bình đẳng giới đã mang lại những kết quả gì đối với đời sống của con người và xã hội?
2. Phương pháp giải
Nêu ý nghĩa của việc thực hiện bình đẳng giới đã mang lại đối với đời sống của con người và xã hội.
3. Lời giải chi tiết
Việc thực hiện bình đẳng giới ở nước ta đã mang lại những thay đổi tích cực ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các lĩnh vực khác. Cụ thể:
- Về chính trị, phụ nữ đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, lần đầu tiên có 3 nữ uỷ viên Bộ Chính trị, nữ Chủ tịch Quốc hội (giai đoạn 2011 - 2020). Phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế và có nhiều cơ hội để có những việc làm tốt, mang lại thu nhập cao hơn.
- Về giáo dục, tỉ lệ nhập học của trẻ em trai và trẻ em gái ở bậc Tiểu học và Trung học đều cao và cân đối.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là nhằm mục đích gì? Vì sao?
2. Phương pháp giải
Nêu mục đích của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Giải thích vì sao.
3. Lời giải chi tiết
- Quy định về số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 nhằm mục đích bảo đảm thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Bởi vì, nếu không quy định như vậy thì số lượng đại biểu nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân có thể sẽ rất ít và do đó sẽ không bảo đảm được tiếng nói đại diện và phản ánh nguyện vọng của phụ nữ - một nửa dân số trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của cả nước và của mỗi địa phương; trong việc quản lí nhà nước, hoạt động xã hội; tham gia xây dựng và thực hiện các quy tắc chung. Việc bảo đảm một tỉ lệ thích đáng phụ nữ tham gia vào các cơ quan trong bộ máy nhà nước sẽ bảo đảm cho nam, nữ cùng có tiếng nói chung, được cùng tham gia và có vị trí, vai trò ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề chung của đất nước, địa phương, cơ quan, tổ chức và gia đình, làm cho các quyết định đó phù hợp với lợi ích và nhu cầu của cả hai giới, tạo cho hai giới có cơ hội như nhau trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Chủ đề 4: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Chủ đề 5. Giới thiệu chung về cơ khí động lực
Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ
Bài 11: Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á - Tập bản đồ Địa lí 11
HÌNH HỌC-SBT TOÁN 11 NÂNG CAO
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều