I. Tác giả
1. Tiểu sử - Cuộc đời
- Nguyễn Bính (1918 - 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.
- Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.
- Gia đình: nhà Nho nghèo, mồ côi cha mẹ sớm.
- 1945 - 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
- 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.
- Mất đột ngột 20/01/1966.
- Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo...).
- Các tác phẩm chính: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955)...
b. Phong cách thơ
Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê:
* Nội dung:
- Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.
- Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam. Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê....
* Hình thức:
- Hình ảnh thơ bình dị: cây đa, bến nước...
- Thê thơ dân tộc: Lục bát.
- Ngôn ngữ: sử dụng yếu tố của ca dao dân ca...
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời
- Được rút trong tập Lỡ bước sang ngang (1940).
- Hoàn cảnh ra đời: Viết tại làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) năm 1939.
b. Nhan đề
- Tương tư: nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa, là hiện thân của tình yêu (một tâm hồn đang nhớ và một trái tim đang yêu).
- Khoảng cách về không gian, thời gian chính là cái cớ để tương tư → Tương tư là khao khát, là nỗ lực vượt không gian và chiến thắng thời gian để được gần kề.
→ Dạng thức đa dạng, phức tạp nhất nhưng cũng sống động nhất của tình yêu.
c. Bố cục: 2 phần
- Phần 1: 16 câu đầu: Nỗi tương tư của chàng trai.
- Phần 2: 4 câu còn lại: Ước vọng lứa đôi hòa hợp.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Nỗi tương tư của chàng trai
- Diễn biến tâm trạng của tương tư:
+ Nhớ nhung
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông.
Một người chín nhớ mười mong một người.
+ Băn khoăn, hờn dỗi
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này.
+ Than thở
Ngày qua ngày lại qua ngày
Cây xanh đã nhuộm thành cây lá vàng.
+ Hờn trách nhẹ nhàng
Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
+ Nôn nao mơ tưởng
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau.
+ Ước vọng xa xôi
Nhà em có một giàn trầu…
Nhà anh có một giàn cau liên phòng.
→ Tất cả diễn ra theo lối xen lồng, chuyển hóa rất tự nhiên, chân thực.
- Sự phức tạp tâm lí mang quy luật của tình yêu:
+ Vô lí mà hữu tình: Tạo ra một tình huống để giãi bày nỗi niềm, tâm trạng tương tư.
+ Có mà không có:
Câu hỏi tu từ: Cớ sao…? Có xa xôi mấy mà…? Biết cho ai…? Bao giờ…?
→ Trách móc nhẹ nhàng, dễ thương; là lời trách yêu, lời độc thoại nội tâm vang lên vì thương nhớ.
→ Đó là những biến thể khác nhau của lời tình tứ mà thôi.
- Không gian và thời gian tương tư:
+ Không gian rộng mở, xa cách:
> Không gian thực rất gần (cách nhau một đầu đình, chung một làng…)
> Không gian tâm lí lại rất xa (tình xa xôi…)
→ Sự đối lập giữa cảnh và tình.
+ Thời gian tương tư là thời gian đằng đẵng, vô tận. (Tương tư thức mấy đêm rồi). Mấy đêm vốn không phải là nhiều như “nghìn đêm”, “ba thu” nhưng ở đây mang sắc thái như là vô hạn, triền miên.
→ Sự đối lập giữa thời gian vật lí và thời gian tâm lí: Thời gian càng chậm, tâm trạng càng nặng nề, tâm trạng càng mòn mỏi nôn nóng, thời gian càng chậm chạp lê thê.
- Câu lục với điệp từ “ngày” và cách ngắt nhịp 3/3, khiến chữ “lại” ở đầu nhịp sau trở thành điểm nhấn của ngữ điệu.
→ Ngày mới chỉ còn lại là sự lặp lại ngày cũ một cách chán ngán, vô vọng. Giọng thơ vang lên như một lời than thở, kể lể ngán ngẩm.
- Câu thơ “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng” diễn tả quan hệ thời gian và tâm trạng tinh tế và ý nhị.
+ Thời gian có màu. Chữ “nhuộm” diễn tả thời gian chậm chạp. ( So sánh với chữ “nhuốm” trong: Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san – Nguyễn Du ). “Nhuốm” là sự biến đổi sắc màu diễn ra ở bề mặt, chưa hoàn tất. Còn “nhuộm” có vẻ đã hoàn tất và thấm sâu vào bên trong. Chữ “nhuộm” để ngỏ chủ thể. Ai nhuộm? Không hẳn thời gian, không hẳn là nội tại của cây lá mà có lẽ là nỗi tương tư.
+ Tương tư đã khiến lòng người héo hon, đã “nhuộm” cây héo úa.
→ Kẻ tương tư và cây úa vàng có mối tương giao kì lạ. Cây vừa là nhân chứng vừa là đồng minh với kẻ tương tư; vừa là nạn nhân cũng là hiện thân của nỗi tương tư đó.
b. Bức tranh quê trữ tình nhuốm nỗi tương tư
- Sự hòa quyện của tình quê với cảnh quê:
+ Nỗi tương tư của chàng trai
+ Gắn liền với khung cảnh và cây cỏ chốn quê bao đời (Thôn làng, đầu đình, bến đò, hoa bướm, giàn trầu, hàng cau…)
→ Cảnh thôn quê trở thành phương tiện, ngôn ngữ để nhân vật trữ tình diễn tả tâm trạng tương tư của mình một cách tự nhiên, kín đáo, ý nhị.
- Người tương tư, cảnh cũng tương tư: Bài thơ đã tạo ra hai nỗi tương tư song hành và chuyển hóa, gắn với hai chủ thể và hai đối tượng: Người nhớ người và thôn nhớ thôn. Sâu xa hơn nó còn biểu đạt quy luật tâm lí:khi tương tư thì cả không gian sinh tồn bao quanh chủ thể như cũng nhuốm nỗi tương tư ấy.
→ Vì thế có hai miền không gian nhớ nhung tràn ngập cả bài thơ.
- Dấu ấn dân gian trong bài thơ:
+ Dùng chất liệu ngôn từ:
> Địa danh (Thôn Đoài, thôn Đông); thành ngữ (chín nhớ mười mong)
> Dùng số từ (một, chín, mười); cách tổ chức lời thơ độc đáo: đẩy đối tượng về hai đầu câu thơ tạo khoảng cách xa (Một người…một người) giữa họ là nhịp cầu “chín nhớ mười mong”
> Cấu trúc câu trùng điệp (Gió mưa là…Tương tư là…, Nhà em có…Nhà anh có…)
> Phép điệp và phép đối quen thuộc của ca dao: (Ngày qua ngày lại qua ngày…)
> Đại từ phiếm chỉ “ai” ý nhị, duyên dáng, kín đáo (Biết cho ai hỏi ai người biết cho…) ... Tất cả các cách diễn đạt từ ca dao dân ca ấy hòa quyện vào từng câu thơ, ý thơ hết sức nhuần nhị.
+ Giọng điệu: Là giọng kể lể, giọng của điệu nói (Bảo rằng…, Đã đành…, Nhưng đây…, Có…mấy mà…).
c. Khát vọng lứa đôi trong tình yêu
- Sự hiện diện hàng loạt những hình ảnh cặp đôi cho thấy đằng sau nỗi tương tư là niềm khao khát gần kề, khao khát chung tình:
+ Thôn Đoài/ Thôn Đông
+ Một người/ một người
+ Gió mưa/ tương tư
+ Tôi/ nàng
+ Bên ấy/ bên này
+ Hai thôn/ một làng
+ Bến/ đò
+ Hoa khuê các/ bướm giang hồ
+ Nhà anh/ nhà em
+ Giàn trầu/ hàng cau
+ Cau thôn Đoài/ trầu thôn Không
+ Trình tự xuất hiện những cặp đôi: Từ xa đến gần, cuối cùng dừng lại ở cặp đôi trầu – cau.
→ Đó chính là khao khát nhân duyên. Tình yêu gắn với hôn nhân là quan niệm về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính, cũng rất gần với quan niệm truyền thống của dân gian (Bài ca dao tát nước đầu đình)
→ Chất quê thấm vào hồn thơ Nguyễn Bính, làm nên giá trị nhân văn bài thơ.
d. Giá trị nội dung
- Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.
- Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.
e. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ lục bát: đậm đà tính dân tộc, mang tính chất biểu cảm nổng nàn.
- Ngôn ngữ: dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn đậm chất lạng mạn, thơ mộng.
- Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo.
- Hình ảnh sóng đôi: trầu - cau, bến - đò, hoa - bướm, thôn Đoài - thôn Đông; quan niệm về tình yêu gắn bó, thủy chung...
- Thi liệu dân gian: Bài thơ mang vẻ đẹp chân quê, tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.
Nhận định
Một số nhận định về tác giả, tác phẩm
1. Nhận định về bài “Tương tư”, có ý kiến cho rằng: “Trong bài thơ mối duyên quê và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhuyễn”.
2. Theo Tạ Tỵ “Bính là con người làm Văn nghệ duy nhất ở thời đó không chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Tây - Phương cũng như Đông - Phương. Bính làm thơ một mình và thừa hưởng cái kho tàng văn hóa Dân Tộc qua các vần ca dao, qua nếp sống mộc mạc quê mùa”.
3. Thế Phong đã khẳng định phẩm tính của thơ Nguyễn Bính khi cho rằng: “Thơ Nguyễn Bính chẳng giống thơ một ai, chính thi nghiệp của ông cũng như Hàn Mặc Tử là rút ra trong cuộc sống thành khẩn của mình, sống rất sâu và nghệ thuật cao diễn tả, thành công rực rỡ. Không cầu kỳ như Vũ Hoàng Chương, không thuần túy lãng mạn dành riêng cho một giai cấp như xuân Diệu, không khóc đời suy tư kiểu Huy Cận, không có những hình ảnh thiên nhiên tạo vật buồn nhẹ như Lưu Trọng Lư; nhưng đi vào khía cạnh tâm hồn mọi người; khi mà thi sĩ cũng hòa đồng rung cảm.”
4. Theo Vũ Bằng: "Nguyễn Bính đã nói tiếng nói chân thật của lòng với lời lẽ bình thường của dân gian, không cầu kỳ, không kênh kiệu. Nguyễn Bính đã nhắm đúng vào một cái bịnh chung của đời người là cái bịnh tương tư. Có thể nói tất cả văn thơ tiền chiến của Bính đều nhắm vào bịnh đó và anh nổi bật cũng vì bịnh đó".
5. Nguyễn Tấn Long về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính từ sự đối sánh với các nhà thơ của phong trào Thơ mới: “Ái tình của Nguyễn Bính, khác hẳn cái nóng nảy như Hồ Dzếnh; lãng mạn, say đắm như Xuân Diệu; chứa chan và dễ dãi như Huy Cận hay trầm buồn như một Vũ Hoàng Chương. Ngược lại tình yêu trong thơ Nguyễn Bính là một thứ tình yêu nhẹ nhàng, câm lặng, những mối tình mộng đẹp; nó là thứ tình yêu của một Đỗ Tốn trong Hoa vông vang. Yêu thì tha thiết chân thành nhưng tâm ý lại rụt rè, nhút nhát.”
Chuyên đề 3: Một số yếu tố vẽ kĩ thuật
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 11
Chương 1. Mô tả dao động
Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11