Đề 1
Dàn ý: Cây lúa Việt NamI. Mở bài: Giới thiệu chung về sự gắn bó cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam (có thể dẫn thêm ca dao, tục ngữ về cây lúa).
II. Thân bài:
- Khái quát vai trò quan trọng của cây lúa với nền nông nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu mà còn là truyền thống.
- Đặc điểm cây lúa :
+ Sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước.
+ Thân cây thẳng, nhỏ và dài, cao chừng 60 – 80cm.
+ Cấu tạo : rễ, thân, ngọn.
- Phân loại : có hai loại là lúa nếp (nấu lên dẻo và mềm) và lúa tẻ (là hạt lúa làm nên bữa cơm hàng ngày, khi nấu sẽ nở ra).
- Cách trồng lúa :
+ Gieo giống : hạt lúa sau khi ngâm ủ kĩ càng được gieo mọc thành mạ.
+ Cấy lúa : cấy mạ xuống đất (đất đã ngập nước được một thời gian để đất mềm), phù hợp với giống cây ưa nước.
+ Chăm sóc : thường xuyên thăm lúa để phát hiện sâu, chuột,... Giai đoạn này đôi khi gặp phải mưa bão sẽ rất vất vả.
+ Gặt lúa : khi lúa trĩu bông chín vàng thì gặt về và phơi phóng, bảo quản.
- Sản phẩm từ cây lúa :
+ Lương thực thiết yếu.
+ Làm nên nhiều đặc sản vùng miền các nơi : các loại bánh, cốm, cơm lam,...
+ Lá, thân lúa làm rơm rạ, thức ăn trâu bò...
+ Gắn với truyền thống lâu đời của nước ta, liên quan đến một số lễ hội.
+ Là gương mặt nông thôn Việt, là tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê.
III. Kết bài: Cây lúa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam.
Đề 3
Dàn ý: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em. (Loài trâu)
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: thuyết minh về con trâu
II. Thân bài
a. Nguồn gốc của con trâu
- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa
b. Đặc điểm của trâu
- Trâu là à động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con
c. Lợi ích của trâu
- Trong đời sống vật chất thường ngày
+ Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa,
+ Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
+ Trâu có thể lấy thịt
+ Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…
- Trong đời sống tinh thần
+ Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
+ Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
+ Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
III. Kết bài: Tổng kết vấn đề
Đề 4
Dàn ý: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh của quê em. (vẻ đẹp thắng cảnh chùa Hương).
I. Mở bài: Giới thiệu về di tích, thắng cảnh đó và nét đặc sắc mà em muốn nói tới : vẻ đẹp thiên nhiên của chùa Hương.
II. Thân bài:
- Giới thiệu chung về vị trí địa lí của toàn bộ khu vực chùa Hương.
- Dãy núi đá vôi tồn tại từ hơn 200 triệu năm mang vẻ đẹp kì thú với những tên gọi mang tính bí ẩn (Núi Long. Ly, Quy, Phượng...)
- Suối không sâu nhưng quanh co uốn lượn bồng bềnh.
- Động thực vật phong phú ,quý hiếm tạo nên môi trường sinh thái độc đáo, đa dạng.
- Các hang động huyền bí, ảo diệu.
- Những ngôi chùa đầy màu sắc tâm linh.
=> Khu thắng cảnh chùa Hương được hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời, có núi sông, có hang động có chùa chiền. Một khung cảnh kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
III. Kết bài: Cảm nghĩ của em (tự hào về di tích, thắng cảnh).
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
PHẦN ĐẠI SỐ - TOÁN 9 TẬP 2
Đề thi vào 10 môn Toán Tây Ninh
Đề thi vào 10 môn Văn Thái Nguyên
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 9