Phần I
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
(trang 192, SGK Ngữ văn 9, tập 1)
a. Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?
b. Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?
c. Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”… là nhận xét của người nào, về ai?
d. Hãy nêu nhưng căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật
Trả lời:
a. Kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên
b. Người kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải là một trong ba nhân vật đã nói tới. Trong đoạn văn ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan: “Anh thanh niên vừa vào, kêu lên”; “Cô kỹ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng”; “bỗng người họa sĩ già quay lại”,... Nếu người kể là một trong ba người trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi. Hoặc là xưng “tôi”, hoặc là xưng tên một trong ba nhân vật đó để kể lại chuyện. Như thế người kể chuyện ở đây là người nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện.
c. Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,... chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Cần lưu ý câu nhận xét thứ hai, người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong cảnh huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều.
d. Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, có thể nhận xét: Người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật...
Phần II
LUYỆN TẬP
a. So với đoạn trích ở mục I (trong Lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
b. Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, anh thiên niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.
Trả lời:
a.
- Người kể trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) - chú bé - trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau nhiều ngày xa cách.
- Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. Ngôi kể này có hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
b.
Có thể lựa chọn một trong ba nhân vật (người hoạ sĩ già, cô gái hoặc anh thanh niên) để làm người kể chuyện. Lưu ý: việc chọn ai là người kể chuyện có ảnh hưởng đến cách nhìn, quan sát và sự thể hiện tình cảm, thái độ trong lời kể. Chẳng hạn, nếu chọn kể theo điểm nhìn của cô gái thì những lời như: "Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi." sẽ phải thay đổi. Có thể viết: Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để tôi khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Nhưng không thể viết: "Tôi nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.", vì "tôi" chỉ có thể cảm thấy mặt mình đỏ ửng chứ không thể nhìn thấy mặt "tôi" đỏ ửng để miêu tả như nhìn từ bên ngoài vào như thế.
Đề thi vào 10 môn Toán Ninh Thuận
Bài 28
Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Văn tự sự
Unit 9: English in the world