Phần I, II
I. RÈN LUYỆN DỂ NẮM VỮNG NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH DÙNG TỪ
Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Qua ý kiến sau đây, em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)
Trả lời:
Ý kiến Phạm Văn Đồng có 2 ý quan trọng:
a) Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng đáp ứng nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt.
b) Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình, biết vận dụng vốn từ một cách nhuần nhuyễn.
Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau.
a. Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp
b. Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.
c. Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội
Giải thích vì sao có những lồi này, vì “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta”. Như vậy để “biết dùng tiếng ta” cần phải làm gì?
Trả lời.
a. Lỗi: Thắng cảnh có nghĩa là cảnh đẹp, không cần thêm từ đẹp phía sau.
b. Lỗi: Dự đoán thay bằng phỏng đoán
c. Lỗi: Đẩy mạnh thay bằng mở rộng
II. RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TÀNG VỐN TỪ
(trang 100 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?
Trả lời:
- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng.
- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng đúng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách biết thêm những từ mới.
Luyện tập 1
Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Chọn cách giải thích đúng:
Lời giải chi tiết:
- Hậu quả là: kết quả xấu.
- Đoạt là: chiếm được phần thắng.
- Tinh tú là: sao trên trời (nói khái quát).
Luyện tập 2
Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt:
Lời giải chi tiết:
a) Tuyệt:
- Dứt, không còn gì: tuyệt chủng (bị mất hẳn nòi giống), tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn không chịu ăn để phản đối - một hình thức đấu tranh).
- Cực kì, nhất: tuyệt đỉnh (điểm cao nhất, mức cao nhất), tuyệt mật (cần được giữ bí mật tuyệt đôi), tuyệt tác (tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hơn), tuyệt trần (nhât trên đời, không có gì sánh bằng).
b) Đồng:
- Đồng là cùng nhau, giống nhau.
+ đồng âm: có âm giống nhau;
+ đồng bào: những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một Tổ quốc với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt;
+ đồng bộ: phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng;
+ đồng chí: người trung chí hướng chính trị;
+ đồng dạng: có một dạng như nhau;
+ đồng khởi: cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp;
+ đồng môn: cùng học một thầy hay cùng môn phái;
+ đồng niên: cùng tuổi;
+ đồng sự: cùng làm việc ở một cơ quan - những người ngang hàng với nhau
- đồng là trẻ em.
+ đồng ấu: trẻ em khoảng 7, 8 tuổi;
+ đồng dao: lời hát dân gian của trẻ em;
+ đồng thoại: truyện viết cho trẻ em.
- đồng là (chất) kim loại gọi là đồng: trống đồng, lư đồng...
Luyện tập 3
Câu 3 (trang 102 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:
Lời giải chi tiết:
a) Vào đêm khuya, đường phố rất im lặng.
Câu trên dùng sai ở từ im lặng. Từ này thường sử dụng để nói về con người, cảnh tượng của con người. Có thể thay từ này bằng từ vắng lặng, yên tĩnh...
=> Vào đêm khuya, đường phố rất yên tĩnh.
b) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
Câu trên sử dụng sai từ thành lập. Từ này có nghĩa “lập nên, xây dựng nên một tổ chức như nhà nước, Đảng, hội, công ty, câu lạc bộ..."
Trong công tác ngoại giao thì quan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức. Vì vậy, phải thay từ thành lập thành từ thiết lập.
=> Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
c) Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
Câu trên sử dụng sai từ cảm xúc. Từ này được sử dụng như danh từ, nghĩa là “sự rung động trong lòng do tiếp xúc với một sự việc nào chẳng hạn: Bài thơ đã gây một cảm xúc rất mạnh. Có khi cảm xúc được sử dụng như một động từ, như: Bạn ấy là người dễ cảm xúc.
Như vậy, từ cảm xúc có thế thay bằng từ cảm động, xúc động hay cảm phục.
=> Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất xúc động.
Luyện tập 4
Câu 4 (trang 102 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Bình luận ý kiến của nhà thơ Chế Lan Viên
Lời giải chi tiết:
Nhà thơ Chế Lan Viên đã khẳng định: tiếng Việt chúng ta rất phong phú, trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện rất rõ trong lời ăn tiếng nói của những người nông dân, người lao động. Ngày nay chúng vẫn phải tiếp tục học tập lời ăn tiếng nói của họ. Có như vậy chúng ta mới bảo tồn được sự giàu có của tiếng Việt, giữ gìn được sự trong sáng đẹp đẽ của ngôn ngữ tiếng Việt.
Luyện tập 5
Câu 5 (trang 103 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Dựa theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ
Lời giải chi tiết:
- Chú ý lắng nghe tiếng nói của mọi người xung quanh mình trong quá trình giao tiếp; lắng nghe, học tập qua các phương tiện thông tin chúng như đài phát thanh, truyền hình.
- Đọc các tác phẩm văn học để thu thập những từ ngữ mà mình chưa hiểu, chưa biết.
- Ghi chép những từ ngữ mới mà mình chưa biết. Những từ ngữ chưa hiểu nghĩa phải tra từ điển và hỏi các thầy, cô giáo.
- Tập sử dụng các từ ngữ, đặc biệt là tập viết văn hàng ngày để luyện cách dùng từ, viết câu.
Luyện tập 6
Câu 6 (trang 103 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu
Lời giải chi tiết:
a) Đồng nghĩa với nhược điểm là điểm yếu.
b) Cứu cánh nghĩa là mục đích cuối cùng.
c) Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề đạt.
d) Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.
e) Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.
g) Đồng nghĩa với câu tục ngữ Kiến tha lâu đầy tổ là Tích thiểu thành đại.
Luyện tập 7
Câu 7 (trang 103 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Phân biệt nghĩa của những từ ngữ và đặt câu với mỗi từ ngữ đó.
Lời giải chi tiết:
a) Nhuận bút là tiền trả cho người viết một tác phẩm. Còn thù lao là khoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra.
Ví dụ: - Ba vừa nhận nhuận bút của bài thơ đăng trên báo Văn nghệ.
- Tháng này, tiền thù lao cho công nhân làm việc ca đêm được tăng thêm.
b) Tiêu chí là dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại. Còn tiêu chuẩn là điều quy định làm căn cứ để đánh giá.
Ví dụ: - Một trong những tiêu chí để xác định câu nghi vấn là sự có mặt của từ nghi vấn.
- Gia đình em thực hiện tốt các tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
c) Tay trắng là không có chút vốn liếng, của cải gì, còn trắng tay là mất hết tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì.
Ví dụ: - Với quyết tâm của mình, chúng ta có thể đi lên từ hai bàn tay trắng.
- Nếu bạn lao vào cờ bạc thì có ngày sẽ trắng tay.
d) Kiểm điểm là xem xét đánh giá từng việc... để có được một nhận định chung; còn kiểm kê là kiểm lại từng môn, từng cái để xác định số lượng và chất lượng của chúng.
Ví dụ: - Tôi đang viết kiểm điểm đoàn viên cuối năm.
- Nhà trường đang kiểm kê lại tài sản trước khi nghỉ hè.
e) Lược khảo là nghiên cứu một cách khái quát những vấn đề chính, không đi vào chi tiết, còn lược thuật là kể, trình bày tóm tắt.
Ví dụ: - Các nhà khoa học đã lược khảo về nền văn hóa Đông Sơn.
- Cô giáo lược thuật tác phẩm văn học trước khi giảng đoạn trích.
Luyện tập 8
Câu 8 (trang 104 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Trong tiếng Việt, có nhiều từ phức (từ ghép và từ láy) có các yếu tố cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau, như từ ghép: kì lạ – lạ kì, nguy hiểm – hiểm nguy, thương xót – xót thương; hoặc từ láy: khắt khe – khe khắt, lừng lẫy – lẫy lừng. Hãy tìm năm từ ghép và năm từ láy tương tự
Lời giải chi tiết:
- Các từ ghép: thương yêu - yêu thương; bàn luận - luận bàn; tranh đấu - đấu tranh; ca ngợi - ngợi ca; cầu khẩn - khẩn cầu; bảo đảm - đảm bảo, đơn giản - giản đơn; hiền dịu - dịu hiền; cưc khổ - khổ cực
- Các từ láy: bề bộn - bộn bề; bồng bềnh - bềnh bồng; mông mênh - mênh mông; dạt dào - dào dạt; dồn dập - dập dồn; hắt hiu - hiu hắt; hờ hững - hũng hờ; tha thiết - thiết tha, quẩn quanh - quanh quẩn...
Luyện tập Câu 9
Câu 9 (trang 104 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìm hai từ ghép có yếu tố đó:
bất (không, chẳng), bí (kín), đa (nhiều), đề (nâng, nêu ra), gia (thêm vào), giáo (dạy bảo), hồi (về, trở lại), khai (mở, khơi), quảng (rộng, rộng rãi), suy (sút, kém), thuần (ròng, không pha tạp), thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu), thuần (thật, chân thật, chân chất), thuần ( dễ bảo, chịu khiến), thủy (nước), tư (riêng), trữ (chứa, cất), trường (dài), trọng (nặng, coi nặng, coi là quý), vô (không, không có), xuất (đưa ra, cho ra), yếu (quan trọng).
Lời giải chi tiết:
- bất (không, chẳng): bất biến, bất bình đẳng, bất chính, bất công, bất diệt...
- bí (kín): bí mật, bí ẩn, bí hiểm, bí quyết, bí danh, bí truyền...
- đa (nhiều): đa dạng, đa diện, đa nghĩa, đa mưu, đa khoa, đa cảm...
- đề (nâng, nêu ra): đề bạt, đề án, đề cao, đề cử, đề cập, đề nghị, đề xuất.
- gia (thêm vào): gia công, gia cố, gia nhập, gia hạn...
- giáo (dạy bảo): giáo án, giáo dục, giáo viên, giáo vụ, giáo khoa, giáo huấn...
- hồi (về, trở lại): hồi hương, hồi phục, hồi sinh, hồi tâm, hồi tỉnh, hồi xuân..
- khai (mở, khởi đầu): khai bút, khai hỏa, khai hóa, khai trương, khai mạc, khai hoang...
- quảng (rộng, rộng rãi): quảng trường, quảng cáo, quảng đại, quảng giao...
- suy (sút kém): suy thoái, suy đồi, suy nhược, suy tàn..
- thuần (ròng, không pha tạp): thuần chủng, thuần khiết, thuần phong, thuần túy...
- thủ (đầu, đầu tiên, đứng đầu): thủ đô, thủ khoa, thủ phủ, thủ lĩnh, thủ trưởng. ..
- thuần (thật, chân thật, chân chất): thuần hậu, thuần phác...
- thuần (dễ bảo, chịu khiến): thuần phục, thuần hóa, thuần dưỡng...
- thủy (nước): thủy chiến, thủy quân, thủy lực, thủy lợi, thủy sản, thủy triều, thủy văn...
- tư (riêng): tư hữu, tư lợi, tư nhân, tư thục, tư thù...
- trữ (chứa, cất): tích trữ, dự trữ, tàng trữ, trữ lượng...
- trường (dài): trường ca, trường thọ, trường tồn, trường kì, trường sinh, trường thiên..
- trọng (nặng, coi nặng, coi là quý): trọng lượng, trọng dụng, trọng điểm, trọng tâm, trọng trách, trọng thưởng...
- vô (không, không có): vô biên, vô chủ, vô cùng, vô tận, vô địch, giá, vô dụng, vô hiệu...
- xuất (đưa ra, cho ra): xuất bản, xuất gia, xuất hành, xuất khẩu, xuất ngũ, đề xuất, sản xuất...
- yếu (quan trọng): yếu điểm, yếu lược, chính yếu, yếu nhân, xung yếu, cốt yếu...
CHƯƠNG 2. KIM LOẠI
CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Đề thi vào 10 môn Toán Tây Ninh
PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
SOẠN VĂN 9 TẬP 1