1. Nêu suy nghĩ của em về chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Từ câu chuyện ngụ ngôn này em rút ra bài học gì?
2. Kể lại câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết em đã rút ra bài học gì từ câu chuyện ấy, từ đó em vận dụng vào cuộc sống như thế nào?
3. Viết một đoạn văn rút ra bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng
4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về truyện Ếch ngồi đáy giếng
5. Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng
6. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
7. Hãy kể lại chuyện Thầy bói xem voi bằng lời văn của mình
8. Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần thiết
9. Phân tích truyện Thầy bói xem voi
10. Nhập vai chú voi trong câu chuyện Thầy bói xem voi kể lại câu chuyện ấy. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?
11. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về 5 ông thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi
12. Viết một đoạn văn ngắn để rút ra bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi
13. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Thầy bói xem voi
1. Đóng vai vào một trong hai nhân vật người bạn để kể lại câu chuyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”
2. Từ câu chuyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”, trình bày suy nghĩ của em (200 chữ) về một người bạn tốt?
3. Viết một một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản Chó sói và chiên con
1. Em hãy hóa thân vào một trong bốn nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt hoặc Miệng kể lại câu chuyện. Từ câu chuyện đó em rút ra bài học gì?
2. Phân tích tác phẩm Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
3. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng
4. Viết đoạn văn (từ 4 đến 6 câu), trong đó có sử dụng ít nhất một số từ giải thích vì sao truyện Chân, Tay, Mắt, Miệng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn
Dàn ý
Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)
- Giới thiệu về truyện “Thầy bói xem voi” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh xem voi của các thầy bói
- Hoàn cảnh: nhân buổi ế hàng, ngồi tán gẫu với nhau
- Đặc điểm:
+ Đều bị mù
+ Chưa biết gì về hình thù con voi
- Cách xem voi:
+ Dùng tay để sờ
+ Mỗi thầy chỉ được sờ một bộ phận của con voi
→ Cách mở đầu ngắn gọn, hấp dẫn
2. Các thầy bói phán về con voi
- Phán về hình thù con voi:
+ Thầy sờ voi: sun sun như con đỉa
+ Thầy sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn
+ Thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc
+ Thầy sờ chân: sừng sững như cái cột đình
+ Thầy sờ đuôi: tùn tũn như cái chổi xể cùn
→ Đúng được từng bộ phận nhưng không đúng được tổng thể
- Thái độ của các thầy khi phán:
+ Chủ quan, bảo thủ, phiến diện
+ Phủ nhận hoàn toàn quan điểm của người khác, khẳng định quan điểm của mình, luôn cho mình là đúng
→ Sai lầm về phương pháp nhận thức
3. Kết quả của việc xem voi
- Không ai chịu ai, ai cũng cho là mình đúng
- Xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu
→ Nghệ thuật phóng đại tạo tiếng cười, tô đậm sai lầm, lí sự của các thầy bói
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện “Thầy bói xem voi” khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
+ Nghệ thuật: phóng đại, dùng đối thoại tạo nên tiếng cười kín đáo…
- Bài học cho bản thân: phải xem xét sự vật, sự việc một cách toàn diện, phải biết lắng nghe ý kiến của người khác…
Bài mẫu
Bài mẫu
Nhân dân vẫn lấy tiếng cười để mua vui giải trí, để chế giễu những thói hư tật xấu quanh ta. Truyện Thầy bói xem voi là một truyện cười mang tính ngụ ngôn sâu sắc.
Truyện nói về một cuộc hội ngộ của năm ông thầy bói nhân buổi chợ ế hàng. Họ tranh luận về con voi mà họ xem bằng "tay"; tất cả đều mù nên mỗi "thầy" nhận diện con voi một cách khác nhau.
Thầy bói sờ vòi voi thì bảo "sun sun như con đỉa". Thầy bói sờ ngà lại phán con voi "chần chẫn như cái đòn càn". Lão thầy bói sờ tai voi lại khẳng định nó "bè bè như cái quạt thóc". Lão thầy bói thứ tư sờ chân voi, lại cãi là voi "sừng sững như cái cột nhà". Thầy bói thứ năm sờ đuôi lại nói con voi "tun tủn như cái chổi sể cùn".
Cả năm ông thầy bói đều thuộc thế giới mù, nên thầy nào cũng dùng cách ví von so sánh tả con voi thật hóm hỉnh, buồn cười. Năm thầy bói đều có nhận xét đúng nhưng chỉ đúng một bộ phận của con voi. Vì mù quen nói mò, nhưng thầy bói nào cũng tin là mình tuyệt đối đúng, đắp tai trước chân lý, trước sự thật.
Cuộc cãi vã của năm ông thầy bói trở nên ồn ào. Cuộc đấu khẩu thành cuộc xô xát. Màn hài kịch trở thành màn bi - hài kịch. Năm lão thầy bói đã "đánh nhau toác đầu, chảy máu'' làm cho thiên hạ được một bữa ôm bụng mà cười!
Từ câu chuyện cười thầy bói xem voi mà nhân dân ta có câu tục ngữ: Thầy bói nói mò. Truyện cười này nhằm chế giễu bọn thầy bói mắt đã mù mà còn giở trò bịp bợm, kiếm ăn bằng trò mê tín dị đoan.
Truyện Thầy bói xem voi còn mang tính ngụ ngôn sâu sắc. Nhân dân nêu lên bài học về cách nhìn và cách đánh giá sự vật, hiện tượng, không được chủ quan, phiến diện, phải có quan điểm toàn diện. Trong học tập và cuộc sống hàng ngày, bài học ấy rất cần thiết đối với mỗi người.
Chương 3. Chăn nuôi
Unit 1: My time
Chủ đề 1. Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV- XVI
Bài 4
Chương 4. Thủy sản
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7