Dàn ý
Dàn ý
1. Mở đoạn
- Xác định vấn đề: nghị luận về tính trung thực
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- Trung thực chỉ một khía cạnh của nhân cách đạo đức thể hiện sự ngay thẳng, thật thà và không dối trá, gian lận của con người
- Trung thực là phẩm chất quan trọng bao hàm việc đáng tin cậy, trung thành, công bằng và chân thành tạo nên một cuộc sống tích cực, lành mạnh và hạnh phúc
- Trung thực là một đức tính tốt đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp này để có cuộc sống tươi đẹp hơn
b. Biểu hiện
- Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình.
- Trong học tập, thi cử, đức tính trung thực được thể hiện nhất đó là không quay cóp, chép bài của bạn; không mở tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra, không gian dối bằng cấp, hồ sơ, bảng điểm...
c. Thực trạng
- Sự trung thực, thật thà là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công, uy tín của con người. George Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gãy cây hoa anh đào mà bố ông yêu thích. Thấy bố vô cùng giận dữ, Washington vô cùng lo lắng. Khi được bố hỏi về cây hoa anh đào, ông đã bật khóc và thú nhận: “ Con không thể nói dối! Cha biết con không thể nói dối mà! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Chính đức tính cao cả, tốt đẹp đó đã giúp Washington trở thành tổng thống đầu tiên, khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
- Chàng sinh viên Lê Doãn Ý (Đại học mở Hà Nội tại Đà Nẵng) đã nhặt được và trả lại cho người mất 1,3 tỉ đồng. Ý còn tâm sự rằng mình rất vui khi được nhiều người khen về hành động tốt đẹp và lấy đó làm động lực sống
d. Ý nghĩa
- Giúp con người hoàn thiện nhân cách
- Giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội
- Giúp ta tạo được uy tín, sự tín nhiệm của mọi người
- Đem lại một xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển
e. Phản đề
- Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực:
+ Tình trạng thực phẩm bẩn gây ung thư
+ Báo cáo sai làm thất thoát tiền bạc của nhà nước,...
+ Tình trạng lừa thầy dối bạn ngày càng tăng.
+ Nạn học giả, bằng thật do quay cóp chép bài của bạn, gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội.
3. Kết đoạn
- Nhận thức được đức tính trung thực là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.
- Liên hệ bản thân: cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
Bài mẫu 1
Bài mẫu 1
Trung thực là phẩm chất quan trọng mà con người cần phải có trong cuộc sống. Trung thực chỉ một khía cạnh của nhân cách đạo đức thể hiện sự ngay thẳng, thật thà và không dối trá, gian lận của con người. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, đức tính trung thực được thể hiện nhất đó là không quay cóp, chép bài của bạn; không mở tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra, không gian dối bằng cấp, hồ sơ, bảng điểm... Sự trung thực, thật thà là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công, uy tín của con người. George Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gãy cây hoa anh đào mà bố ông yêu thích. Thấy bố vô cùng giận dữ, Washington vô cùng lo lắng. Khi được bố hỏi về cây hoa anh đào, ông đã bật khóc và thú nhận: “ Con không thể nói dối! Cha biết con không thể nói dối mà! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Chính đức tính cao cả, tốt đẹp đó đã giúp Washington trở thành tổng thống đầu tiên, khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Hay chàng sinh viên Lê Doãn Ý (Đại học mở Hà Nội tại Đà Nẵng) đã nhặt được và trả lại cho người mất 1,3 tỉ đồng. Ý còn tâm sự rằng mình rất vui khi được nhiều người khen về hành động tốt đẹp và lấy đó làm động lực sống. Trung thực giúp con người hoàn thiện nhân cách, giành được tình cảm, sự tín nhiệm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội đồng thời đem lại một xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó, cần phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực như tình trạng thực phẩm bẩn gây ung thư, báo cáo sai làm thất thoát tiền bạc của nhà nước, Nạn học giả, bằng thật do quay cóp chép bài của bạn, gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội... Chúng ta cần nhận thức được đức tính trung thực là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ. Là một học sinh, em cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
Bài mẫu 2
Bài mẫu 2
Trung thực là phẩm chất quan trọng bao hàm việc đáng tin cậy, trung thành, công bằng và chân thành tạo nên một cuộc sống tích cực, lành mạnh và hạnh phúc. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,… Trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những con người có tính trung thực, còn tồn tại một số bộ phận người sống dối trá, lừa lọc đồng loại để kiếm lợi ích về cho mình, đó là lối sống cần phê phán và lên án. Là một học sinh, các em hãy cố gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè. Không ngừng học tập tốt 5 điều Bác Hồ Dạy “…Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Bài 26. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
Bài 5
QUYỂN 3. TRỒNG CÂY ĂN QUẢ
Đề thi vào 10 môn Văn Sơn La
Đề thi vào 10 môn Văn Nam Định