Phân tích Viếng lăng Bác - Một trong những đề thi hay xuất hiện khi thi vào cấp 3. Đây cũng là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Viễn Phương. Tuy nhiên, không phải em học sinh nào cũng có thể hiểu hết cảm xúc trong bài và phân tích đủ ý.
Đừng lo lắng! Hãy theo dõi ngay bài chia sẻ của cô dưới đây để biết cách phân tích Viếng lăng Bác sao cho vừa ngắn gọn, vừa đủ ý nhé.
Đôi nét về bài thơ Viếng lăng Bác - Viễn Phương
Trước khi phân tích bài thơ này, các em cần nhớ một số thông tin cơ bản về Viếng lăng Bác. Những kiến thức này không hề vô ích nhé. Nếu biết các em có thể vận dụng vào phần mở hoặc kết bài đó. Vì vậy, hãy dành ra 3 - 5 phút để đọc và ghi nhớ nhé.
- Viễn Phương (1928 - 2005) - Một trong những cây bút chủ lực của nền văn nghệ giải phóng miền Nam cứu nước thời Mỹ
- Phong cách viết của ông khá nhẹ nhàng, nền nã, giàu cảm xúc nhưng không hề bi lụy
- Viếng lăng Bác - Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Viễn Phương, bộc lộ cảm xúc của tác giả khi lần đầu đến thăm lăng Bác sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công
Phân tích Viếng lăng Bác ngắn gọn cần những ý gì?
Bài thơ này được tác giả viết theo trình tự thời gian từ lúc mới bước vào cho đến khi ra về. Vì vậy, các em có thể phân tích theo dòng thời gian của từng khổ thơ để tránh xa đà, lan man hoặc thiếu ý. Những ý chính cần trong bài chính là cảm xúc, tâm trạng của tác giả trong từng khổ thơ. Cụ thể như sau:
- Khổ 1: Cảm xúc trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng Bắc
- Khổ 2: Hình đoàn người vào lăng viếng Bác và cảm xúc của tác giả khi nhìn thấy
- Khổ 3: Tâm trạng, cảm xúc khi ngắm nhìn di hài Bác
- Khổ 4: Tình cảm, cảm xúc bịn rịn trước lúc ra về
Hướng dẫn lập dàn ý phân tích Viếng lăng Bác học sinh giỏi
Một trong những lỗi mà các em học sinh khi viết văn thường gặp phải chính là việc bỏ qua bước lập dàn ý. Đây thực sự là một sai lầm. Lập dàn ý không nhất thiết phải chi tiết. Tuy nhiên, các em cần đưa ra các ý chính, những thông tin cần phải đưa vào trong bài văn. Cũng như lập bố cục bài văn để tránh viết quá dài.
Các em có thể tham khảo dàn ý dưới đây nhé.
MỞ BÀI
Đôi nét về tác giả, tác phẩm. Có thể sử dụng thông tin ở phần đầu bài viết.
Ví dụ: Viễn Phương - Một trong những cây bút chủ lực của nền văn nghệ giải phóng miền Nam cứu nước thời Mỹ nước ta. Các tác phẩm luôn khiến người đọc cảm nhận được sự nhẹ nhàng, nền nã, giàu cảm xúc nhưng không hề bi lụy. Viếng lăng Bác là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của ông, viết về cảm xúc của tác giả khi ra thăm nơi Bác an nghỉ.
THÂN BÀI
Đi theo mạch cảm xúc của bài thơ, theo từng khổ để lập dàn ý
Khổ 1: Cảm xúc khi được đến thăm lăng Bác.
Các từ cần phải phân tích:
- Con: coi Bác như người cha hiền từ;
- Thăm: nói giảm nói tránh, không nói đến việc Bác đã mất
- Từ láy “bát ngát”: cảm xúc bất ngờ trước không gian rộng mênh mang của lăng Bác
- Hình ảnh cây tre: ẩn dụ cho con người Việt Nam với phẩm chất kiên cường, bất khuất
Khổ 2: Nỗi xúc động khi chứng kiến đoàn người đến viếng lăng
Phân tích những từ bày tỏ lòng yêu mến, thành kính của người dân Việt với công lao to lớn của Bác
- Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” - Bác là ngọn nguồn ánh sáng, hy vọng của người Việt, “tràng hoa” - Mỗi người đến viếng lăng Bác chính là một đóa hoa để kết thành tràng bày tỏ lòng thành kính, yêu mến dâng lên bác
- Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” - Cuộc đời, tuổi thọ của Bác
- Điệp từ “ngày ngày” - Nhấn mạnh tình yêu của con dân Việt Nam đối với Bác
Khổ 3: Tâm trạng, nỗi nghẹn ngào khi nhìn thấy di hài Bác
- Biện pháp nói giảm nói tránh “giấc ngủ bình yên”: thể hiện sự yêu thương, và tránh nhắc đến sự thật là Bác đã ra đi
- Nhân hóa “vầng trăng sáng dịu hiền” từ ánh đèn trong lăng, và ẩn dụ vẻ đẹp tâm hồn của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
- Ẩn dụ “trời xanh” để nói rằng Bác sẽ trường tồn mãi mãi cùng non nước Việt Nam. Tiếp tục sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim” để thể hiện sự đau lòng, thương tiếc của tác giả
Khổ 4. Sự không nỡ, bịn rịn khi phải ra về của nhà thơ
Những từ ngữ thể hiện cảm xúc lưu luyến, không nỡ rời xa:
- “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
- Biện pháp liệt kê, ẩn dụ ““con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”, nhấn mạnh sự tha thiết yêu thương, muốn làm điều gì đó vì Bác
- Nhắc lại hình ảnh cây trê: kết cấu vòng tròn, đầu cuối tương ứng
- “Con” - Chủ thể không phải cá nhân tác giả mà toàn thể dân tộc Việt Nam.
KẾT BÀI
Tổng kết biện pháp tu từ và nội dung chính của bài thơ.
Ví dụ: Chỉ với 4 khổ thơ, Viễn Phương không chỉ thể hiện lòng yêu thương Bác, niềm tự hào dân tộc. Các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ được sử dụng tinh tế để thấy được sự thương tiếc của tác giả và con dân Việt Nam đối với “giấc ngủ ngàn thu”
Một số đề thi nhỏ liên quan đế Viếng lăng Bác
Hiện nay, trong các đề thi THCS liên quan đến bài thơ này hầu hết sẽ không yêu cầu phân tích cả bài. Đề thi chủ yếu sẽ chọn 2 khổ trong bài để các em có thể phân tích. Vậy, nếu không ra đề cả bài, khi yêu cầu phân tích 2 khổ nhỏ thì cách làm như thế nào?
Mỗi đề sẽ có phân tích linh hoạt, các em hãy tham khảo những đề mẫu dưới đây nhé!
Phân tích Viếng lăng Bác khổ 1 2
Hai khổ thơ này sẽ tập trung về cảm xúc và tâm trạng của tác giả trước khi vào viếng lăng Bác. Khi phân tích mở bài, các em thay vì giới thiệu cả bài thơ, thì cần thêm 1 phần nhắc đến 2 khổ thơ cần phải phân tích.
Ví dụ: Viếng lăng Bác - Bài thơ nổi tiếng của Viễn Phương khi viết về cảm xúc của tác giả trong lần đầu ra thăm lăng Bác. Đặc biệt, cảm xúc bồi hồi, háo hức này thể hiện rõ nhất ở 2 khổ thơ đầu tiên của bài thơ.
Khi phân tích, cần nhắc một chút đến 2 khổ cuối trong bài. Chú ý không phân tích lan man, dài dòng quá vào 2 khổ thơ không được yêu cầu nhé.
Phân tích Viếng lăng Bác khổ 2 3
Cách làm tương tự như đề về khổ 1 và 2. Tuy nhiên, nội dung phân tích cần khác đi. Đây là 2 khổ nói về cảm xúc tác giả khi nhìn thấy đoàn người và khi vào viếng lăng Bác. Vẫn cần nhắc đến nội dung của khổ 1 và 4.
Phân tích Viếng lăng Bác khổ 3 4
Phân tích tương tự như 2 đề trên. Tuy nhiên, phần thân bài sẽ nhắc đến nội dung khổ 1 và 2 trước khi vào phân tích nội dung chính khổ 3 và 4.
Học và phân tích văn không hề khó khi các em biết cách làm. Hãy theo dõi cô để có thêm nhiều kiến thức học Văn thú vị hơn nhé.