Chu vi tam giác - Một trong những kiến thức mà các em sẽ được dạy từ cấp Tiểu học. Tuy nhiên, khi lên Trung học cơ sở, lớp 9 công thức tính này sẽ được mở rộng. Các công thức liên quan đến tính chu vi tam giác cũng được mở rộng, chứ không đơn giản như trước.
Hãy để cô giúp các em tổng hợp lại và so sánh công thức tính chu vi tam giác lớp 3 và lớp 9 có gì khác nhé!
Tam giác: Khái niệm, kí hiệu chu vi tam giác
Tam giác là một hình hai chiều phẳng có ba đỉnh là ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng nối các đỉnh. Tam giác cũng là đa giác có ít cạnh nhất (ba cạnh). Ngoài ra, các tam giác luôn là các đa giác đơn và luôn lồi (các góc trong luôn nhỏ hơn 180°).
Hình tam giác là đa giác ít cạnh nhất hiện nay
Hiện nay, phân loại các hình tam giác sẽ dựa vào các cạnh. Cụ thể:
- Tam giác cân: Là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
- Tam giác đều: Là tam giác có ba cạnh bằng nhau. Tam giác vuông: Tam giác có một góc vuông.
- Tam giác vuông cân: Là tam giác vuông có hai góc vuông bằng nhau.
Không phải như các công thức tính chu vi khác, kí hiệu là C. Chu vi tam giác có ký hiệu là P
Công thức tính chu vi tam giác lớp 3
Là đa giác sở hữu 3 cạnh với độ dài và số đo của các góc khác nhau. Công thức tính chu vi tam giác có thể áp dụng cho tất cả các loại, bao gồm một số hình đặc biệt. Trong toán học, công thức tính chu vi hình tam giác thường được quy định như sau:
P = a + b + c
Cách tính chu vi tam giác lớp 9
Đến lớp 9, công thức tính chu vi tam giác vẫn được giữ nguyên. Đó là: tổng độ dài 3 cạnh. Ngoài ra, các em sẽ được học thêm một số tính chất khác của hình tam giác. Bao gồm:
- Trong một tam giác, tổng các góc trong bằng 180 độ. Hiệu độ dài hai cạnh của một tam giác nhỏ hơn độ dài mỗi cạnh và nhỏ hơn tổng độ dài hai cạnh.
- Cạnh lớn của tam giác đối diện với góc lớn nhất.
- Trực tâm của tam giác là giao điểm của ba đường cao của tam giác.
- Trọng tâm của tam giác là giao điểm của ba đường trung tuyến. Đường trung tuyến chia tam giác thành hai phần có diện tích bằng nhau.
- Giao điểm của đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác.
- Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm ba đường phân giác của tam giác đó.
Lên lớp 9, ngoài công thức tính, các em cần phải ghi nhớ các tính chất của hình tam giác
Ngoài công thức tính chúng, các em có thể ghi nhớ một số công thức tính chu vi các loại tam giác đặc biệt. Cụ thể:
Chu vi tam giác vuông
Tam giác vuông có công thức tính chu vi là: P = a + b + c
Trong đó
P: Ký hiệu chu vi hình tam giác.
a, b: Độ dài 2 cạnh của hình tam giác.
c: Độ dài cạnh huyền của hình tam giác.
Chu vi tam giác cân
Tam giác cân có 2 cạnh bằng nhau. Vì vậy, tính chu vi tam giác cân chỉ cần biết số đo 1 cạnh bên và 1 cạnh đáy của tam giác. Công thức như sau: P = 2a + c
Chu vi tam giác đều
Tam giác đều chính là một hình tam giác cân ở dạng đặc biệt do sở hữu 3 cạnh có số đo bằng nhau. Các cạnh của tam giác đều bằng nhau nên công thức tính chu vi cũng rất ngắn gọn: P = 3 x a
Nửa chu vi tam giác
Với công thức tính chu vi P = a + b + c có thể suy rộng ra công thức tính nửa chu vi hình tam giác như sau: ½ P = (a+b+c) : 2
Nhìn chung, các công thức tính chu vi tam giác không khó. Các em cũng có thể ghi nhớ tương tự như công thức tính của các hình đa giác khác (chu vi bằng tổng các cạnh cộng lại). Công thức tính chu vi tam giác khá đơn giản, nó sẽ được ứng dụng để tính các cạnh của tam giác, hoặc các dạng đề toán khó hơn.
Rất đơn giản phải không nào? Còn công thức nào mà các em chưa biết, hãy comment để cô giúp giải đáp nhé!